Tình hình kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường động lực làm việc cho nhân viên bộ phận fb tại khách sạn avatar đà nẵng (Trang 65 - 70)

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên bộ phận

3.1.1 Tình hình kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng

Tình hình phát triển du lịch tại Đà Nẵng

Năm 2014, lượng khách du lịch đến tham quan Đà Nẵng ước đạt 3,8 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 955.000 lượt, vượt 8,5% so với kế hoạch năm 2014 và tăng 28,5% so với năm 2013. Khách nội địa ước đạt 2.845.000 lượt, vượt 4,6% so với kế hoạch và tăng 19,8% so với năm 2013.

Dự báo năm 2015, ngành du lịch Đà Nẵng hứa hẹn tiếp tục bội thu khi có thêm nhiều đường bay quốc tế đến nơi này, cùng với việc thành phố và nhiều cơ sở du lịch tiếp tục đạt các giải thưởng mang tầm cỡ châu lục và thế giới.Trong đó có 92 chuyến tàu biển cập cảng Tiên Sa với 102.465 lượt khách, tăng 91% so với năm 2013; lượng khách đường bộ từ Lào, Thái Lan đến Đà Nẵng đạt 27.000 lượt.Đến nay, TP Đà Nẵng đã có 16 đường bay quốc tế, trong đó có 4 đường bay trực tiếp thường kỳ và 12 đường bay trực tiếp thuê chuyến, tăng 8 đường bay so với năm ngoái. Dự kiến trong tháng 12 sẽ có thêm 4 đường bay mới đến Đà Nẵng gồm: Hạ Môn, Thái Nguyên, Cáp Nhĩ Tân, Ninh Ba.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nghành kinh doanh khách sạn có những thay đổi rõ rệt, hệ thống khách sạn, nhà hàng, quán bar phát triển nhanh, các địa điểm vui chơi giải trí cho du khách được đầu tư mở rộng, nhiều chương trình lễ hội, sự kiện lớn được tổ chức đều đặn ở các thời điểm trong năm là điều kiện lý tưởng để thu hút khách. Các lễ hội “Bắn pháo hoa quốc tế”, “lễ hội Quan Thế Âm”, city tour, đi mua sắm hay tham dự các lớp

nấu ăn…đã trở nên những thương hiệu uy tín hấp dẫn khách du lịch. Thu nhập bình quân của người dẫn nay đã đạt mức xấp xỉ 2000 USD/năm.

Ngoài việc đầu tư nâng cấp các khách sạn nhà nước có quy mô lớn và có khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và phát triển thì việc liên doanh liên kết với các tập đoàn khách sạn có danh tiếng trên thế giới cũng diễn ra mạnh mẽ. Một số tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới có mặt ở Đà Nẵng như: Hyatt, Accor, Indochina, IHG…khiến cho tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và diễn ra ở cấp độ cao hơn, áp lực cạnh tranh ở mọi mặt, mang tính thách thức đối với những khách sạn tư nhân. Trong những năm gần đây, trên địa bàn Đà Nẵng những dự án do nước ngoài đầu tư đạt tỷ trọng cao có 70 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 60 triệu đồng USD, tạo việc làm cho 7000 lao động địa phương. Với lợi thế về bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh cùng với chính sách khuyến khích đầu tư của chính quyền địa phương hấp dẫn và lôi cuốn đã tạo cho thuận lợi cho Đà Nẵng sự thu hút đầu tư xây dựng du lịch tại đây.

Chính vì thế để cạnh tranh thắng lợi trong môi trường kinh doanh hiện nay, hầu hết các khách sạn đều đặt quyền ưu tiên hàng đầu vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thực sự coi chất lượng phục vụ như một lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt là đối với các khách sạn tư nhân có quy mô hoạt động tương đối lớn và có đối tượng khách chủ yếu là khách quốc tế, những người có khả năng thanh toán và đòi hỏi chất lượng phục vụ.

Những năm qua, với những tiềm năng, lợi thế cùng nhiều sản phẩm du lịch mới được triển khai đã giúp cho hoạt động du lịch thành phố tăng trưởng khá, doanh thu tăng 25,9%/năm.

Lượng khách tăng cả đường hàng không, đường biển và đường bộ, bình quân tăng 5%/năm.

Đạt được những kết quả trên là nhờ thành phố đã tập trung đầu tư, triển khai các cơ chế, chính sách và tạo môi trường đầu tư thông thoáng để huy động các nguồn lực xây dựng cở sở vật chất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế; đầu tư xây dựng mới nhiều khu du lịch, cơ sở vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú, tuyến điểm tham quan du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các tuyến đường du lịch ven biển…, nhờ đó, đã được tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch, nhất là du lịch biển phát triển mạnh và trở thành động lực của du lịch thành phố.

Trong thời gian khá ngắn, thành phố đã thu hút nhiều dự án đầu tư và hình thành các khu du lịch có quy mô lớn, hiện đại, tập trung vào các lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ dưỡng biển... Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 55 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đầu tư 54 nghìn tỷ đồng, trong đó 10 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 23 nghìn tỷ đồng và 45 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 31 nghìn tỷ đồng. Nếu năm 1997, thành phố chỉ có 1 khách sạn 5 sao, đến nay đã có 4 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 16 khách sạn 3 sao, với tổng số phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao là 2.231 phòng. Hiện nay, trên toàn địa bàn có 93 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 66 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế; 175 khách sạn với 5.869 phòng.

Trong thời gian đến, thành phố tiếp tục tập trung đầu tư phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đón 4 triệu khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20%. Doanh thu chuyên ngành du lịch đến năm 2015 đạt 2,2 nghìn tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 20%.

Theo thống kê của sở Du lịch Đà Nẵng, có khoảng trên 50 khách sạn được xếp hạng sao từ 4 – 5 sao, và 58 dự án khách sạn từ 4 – 5 sao, nhưng những khách sạn này thường tập trung chủ yếu ở các khách sạn liên doanh hoặc khách sạn 100% vốn nước ngoài. Các khách san 3 sao là các khách sạn quốc doanh và một số khách sạn tư nhân có quy mô tương đối lớn. Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort là một khu nghỉ dưỡng tư nhân được cấp hạng

5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế (mặc dù không đảm bảo đủ số phòng), mức giá lại mang tính cạnh tranh cao và đây là một lợi thế lớn của khách sạn so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Sự đa dạng của các loại hình kinh doanh khách sạn, các loại hạng khách sạn, cũng như giá cả và chất lượng dịch vụ phong phú đã áp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách đến Hội An.

Các khách sạn không ngừng cải tạo cơ sở vật chất ký thuật, nâng cấp trang thiết bị, nhiều khách sạn được xây mới và hoàn thiện. Tuy nhiên, đây cũng là nguy cơ cạnh tranh lớn cho tất cả các khách sạn, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đòi hỏi các nhà quản trị phải có định hướng đúng đắn, kịp thời ứng phó với tình hình kinh doanh mới một cách hiệu quả nhất. Và đương nhiên Hyatt Đà Nẵng cũng phải có những giải pháp và phương hướng kinh doanh cho riêng mình để có thể đuổi kịp xu hướng của thời đại.

Tình hình lao động ngành du lịch tại Đà Nẵng

Theo số liệu điều tra nguồn nhân lực du lịch năm 2011, tổng số lao động du lịch trên địa bàn thành phố gần 14 ngàn người, tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch chiếm 40%. Dự báo đến năm 2015, thành phố sẽ có hơn 31 ngàn lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, số lao động được đào tạo nghiệp vụ đạt từ 60 - 65% và 100% cán bộ quản lý ngành sẽ được bồi dưỡng về nghiệp vụ.Tuy nhiên, thực tế là các cơ sở đào tạo hiện mới chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu. Tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn còn thấp, chiếm 40,6% số lao động toàn ngành. Số lao động sau khi được tuyển dụng có thể sử dụng ngay đối với lĩnh vực lữ hành chỉ có 41,5%, khách sạn là 62,6%, thấp nhất là lĩnh vực nhà hàng, chỉ có 28,8%. Số lượng hướng dẫn viên được học đúng chuyên ngành được cấp thẻ chỉ chiếm 5% trên tổng số hướng dẫn viên hiện có. Đặc biệt, số lao động có trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm 38% trên tống số lao động du lịch toàn thành phố. Để giải quyết bài toán về nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch, Đà Nẵng cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu nguồn nhân lực, giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo chuyên môn và ngoại

ngữ... Đó là thực trạng được nêu ra tại hội thảo "Nhân lực ngành du lịch: Thực trạng và giải pháp" do Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tổ chức ngày 21/6. Theo TS. Trương Sỹ Quý, Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, việc phát triển khá nhanh và quy mô lớn của các doanh nghiệp du lịch, đào tạo du lịch có nhiều thuận lợi nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa đạt được mong muốn của các doanh nghiệp, dẫn đến việc các doanh nghiệp du lịch hiện không có “niềm tin chiến lược” vào nhà trường và quá trình đào tạo của nhà trường. Sự thiếu hụt nhân lực du lịch và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ đang dẫn tới sự cạnh tranh thu hút, tạo sức ép chi phí lên doanh nghiệp đồng thời dẫn đến giảm sút chất lượng phục vụ du lịch. Do đó, cần phải có một chương trình quảng bá về nghề du lịch, giúp người học và gia đình người học hiểu đúng về nghề với những vinh quang và cay đắng của nghề. Đồng thời, xây dựng quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, đưa các giảng viên đến làm việc thực tế trong các doanh nghiệp du lịch, khuyến khích sinh viên làm việc bán thời gian nhận thù lao tại các doanh nghiệp du lịch, dành thời gian thỏa đáng cho rèn luyện kỹ năng phục vụ, kỹ năng quản trị cấp tổ, nhóm người lao động.

Mặc dù lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đang tăng nhanh qua các năm nhưng nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển này vẫn chưa tương xứng và mang tính chắp vá. Hiện tổng lượng lao động ngành du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng gần 14.000 người song tỉ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 40,6%.Sự thiếu thốn về nhân lực càng thể hiện rõ với đội ngũ lao động trong hoạt động lữ hành chỉ có 796 người (chiếm 5,7%), đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chiếm 4,2% nguồn nhân lực du lịch. Đáng lưu ý hơn, số lao động có trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm 38% trong tổng số lao động du lịch trên toàn TP. Ước tính đến năm 2015, du lịch Đà Nẵng cần trên 30.000 lao động nhưng các cơ sở đào tạo hiện mới chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu.

thiếu gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Hậu quả là chất lượng phục vụ du lịch giảm sút, lượng khách sụt giảm khiến việc đầu tư cho các dự án du lịch thiếu hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường động lực làm việc cho nhân viên bộ phận fb tại khách sạn avatar đà nẵng (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w