CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động trong nhà hàng
1.3.2.1. Các nhân tố bên ngoài:
- Nhu cầu về lực lượng lao động.
Hiện nay nhu cầu nhân lực cho ngành Du lịch là rất lớn, tuy nhiên chất lượng lao động chưa đủ đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.
Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á về du lịch và lịng hiếu khách, đón tiếp hơn 6 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm, đóng góp hơn 13,1% cho GDP quốc gia... Những con số ấn tượng này khẳng định nhu cầu lớn về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch khách sạn ở nước ta hiện nay.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch, lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng lên 30 – 40 vạn người mỗi năm. Hiện nay, có khoảng 50 vạn lao động trực tiếp và trên 1 triệu lao động gián tiếp trong ngành này.
Nhân lực chất lượng cao: thiếu về lượng, hạn chế về chất
Đối với ngành du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong bối cảnh cạnh tranh với những đòi hỏi về chất lượng, năng lực hoạt động...Song do ngành du lịch bao gồm nhiều nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, nên khi xác định tiêu chuẩn nhân lực chất lượng cao cần phải định hướng đối với từng nhóm. Chúng ta có thể phân thành 2 nhóm như sau:
+ Nhóm gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo…): nguồn nhân lực chất
lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực, phải có tâm trong thu phục lịng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo, phải có tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ.
+ Nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp…): phải đảm
bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp...và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành.
Theo quan sát và kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch hiện nay ở nước ta về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của ngành dịch vụ nói chung. Tuy nhiên, so với yêu cầu của hội nhập, phát triển, cạnh tranh trên thế giới, đặc biệt trong khu vực dịch vụ cao cấp - tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao hoặc hơn nữa, nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được u cầu trong mơi trường có tính cạnh tranh cao, cịn thiếu nhiều ở kỹ năng quản trị toàn cầu và quản trị chuỗi giá trị đặc thù của ngành.
Đà Nẵng là một thành phố Du lịch, nơi tập trung hàng loạt các khách sạn có hạng từ 1-5 sao, bên cạnh đó là các khu nghỉ dưỡng, khu resort lớn ven biển khá đẳng cấp, các dự án khách sạn lớn nhỏ liên tiếp mọc lên không ngừng và hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển chọn u cầu nhân viên phải có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm. Trong khi nguồn lực lao động tại Đà nẵng khá trẻ đa phần là sinh viên mới ra trường. Vì thế mà có hiện tượng “ đủ nhưng thiếu” gây ra tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, và ước tính hiện nay Đà nẵng thiếu hụt rất lớn khoảng 10.000 lao động để phục vụ các dự án.
- Chất lượng đào tạo tại các cơ sở.
Theo nhận định từ Trung tâm Quốc gia về Thông tin kinh tế xã hội ( NCSEI) “Ưu điểm của lao động ngành du lịch tại thị trường Việt Nam là tinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức luôn ở mức cao. Tuy nhiên khả năng sử dụng ngoại ngữ hiện đang là rào cản và là một trong những hạn chế của lao động ngành này. Mỗi đợt tuyển dụng của chúng tôi thường thu hút rất nhiều hồ sơ tham gia nhưng chất lượng thường không đạt được yêu cầu. Hiện nay, tại Việt Nam cũng có rất nhiều cơ sở chuyên đào tạo nhân lực cho ngành du lịch nhưng những học viên sau khi tốt nghiệp vẫn thiếu những điều rất cơ bản đó là sự chuyên nghiệp, bài bản và khả năng ngoại ngữ. “
Chất lượng lao động qua lăng kính của các doanh nghiệp sử dụng lao động, sinh viên, học sinh sau khi ra trường còn nhiều hạn chế, yếu nhất là những kỹ năng giao tiếp, xử lý tình
huống, chăm sóc khách hàng. Theo số liệu điều tra, số lao động sau khi được tuyển dụng đối với lĩnh vực khách sạn là 62,6%
Từ sự thiếu hụt nhân lực về mặt số lượng cũng như mặt chất vừa phân tích trên đã dẫn đến khiến các doanh nghiệp áp dụng một số giải pháp mang tính tình huống như:
+ Để lấp đầy nhân sự cho các vị trí khác nhau ở các bộ phận của Khách sạn, Khu nghỉ mát, các doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng một số lượng lớn nhân viên chưa qua đào tạo.
+ Nhằm chuẩn bị đội ngũ kinh nghiệm trong quản lý cấp trung gian (Trưởng phó các bộ phận), các doanh nghiệp đã phải dùng động tác “ mời gọi” với chính sách lương cao để lơi kéo nhân lực có kinh nghiệm từ đối tác về làm việc cho dự án mình.
Và hệ quả sau những quyết định đó đã mang đến một bức tranh về chất lượng dịch vụ du lịch TP Đà Nẵng đang xuống cấp trầm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển lâu dài kinh tế du lịch TP nói chung và sẽ dần tiến đến chỗ đe dọa hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp, chủ đầu tư
Vậy nguyên nhân để giải thích cho những yếu kém đó là gì ?
Sự mất cân bằng giữa cung và cầu về lao động: Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng việc phát triển quá nhanh về số lượng cơ sở lưu trú DL trong thời gian qua đã làm phát sinh nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn, đặc biệt là lao động đã có kinh nghiệm làm việc thực tế.
Thói quen chọn nghề của học viên: Tình trạng bất cập là đa số sinh viên đều muốn sau khi ra trường làm HDV, lễ tân, management…là những vị trí chỉ chiếm 7 - 10% nhân lực ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và địi hỏi phải có bằng đại học. Trong khi đó, nhân lực cho các bộ phận như phục vụ phòng, đầu bếp, phục vụ bàn… chiếm lên đến 70% nhân lực và khơng địi hỏi bằng đại học thì lại bị chính sinh viên có trình độ cao đẳng,trung cấp khơng lựa chọn
Chất lượng đào tạo của CSĐT: Hiện nay chúng ta có trên 12 cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch. Tuy nhiên chỉ có hai cơ sở chuyên đào tạo du lịch là Trường Cao đẳng nghề Việt-Úc và Trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng, cịn lại là các trường có khoa hoặc bộ môn du lịch. Sự phát triển thiếu cân đối giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và cầu lao động thị trường đã làm nẩy sinh sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động cần cung ứng vào thị trường, ấy là chưa kể có nhiều cơ sở đào tạo cịn mang tính lý thuyết (khơng đi vào kỹ năng), mơ hồ trong định hướng đào tạo hay chưa có mơ hình đào tạo rõ ràng cho đơn vị mình nên chất lượng đào tạo cịn hạn chế.
Ngồi ra, do hệ thống giáo dục Việt Nam những năm trước đây chưa coi trọng Tiếng Anh từ cấp tiểu học như hầu hết các nước trong khu vực đồng thời phương pháp dạy Tiếng Anh ở nhà trường xưa nay còn nhiều hạn chế, đặt nặng ngữ pháp, coi nhẹ giao tiếp nên hầu hết học sinh tốt nghiệp phổ thơng đều khơng có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.