Phân tích phương sai là một phương pháp phân tích mà trọng điểm là phương sai. Nội dung của phương pháp này nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến định lượng, ví dụ có sự khác biệt về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ ngân hàng A với các đối tượng khách hàng khác nhau về giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ hay không. Để thực hiện được điều này chúng ta tiến hành phân tích phương sai ANOVA kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (hay mức ý nghĩa Sig. < 0.05).
Thực hiện kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of variances, nếu sig ở kiểm định này < = 0.05 thì kết luận phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau. Nếu sig ở kiểm định này >0.05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau
Xem tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Nếu sig ở bảng này > 0.05 kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính, còn nếu sig ở bảng này < = 0.05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong phần nội dung chương 2, tác giả đã trình bày các phương pháp và kết quả nghiên cứu về định tính lẫn định lượng để phát triển 6 thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Đà Nẵng. Quy
dùng, lãi suất, quy trình thủ tục xét duyệt giải ngân, thương hiệu và uy tín, năng lực phục vụ và chính sách chăm sóc khách hàng.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1 Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1 Giới thiệu sơ lược NHNo & PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Đến nay, NHNo &
PTNT Việt Nam – Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả vốn, tài sản, nguồn cán bộ công nhân viên , mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 30/9/2016:
Tổng tài sản đạt: 980.000 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn huy động đạt: 890.000 tỷ đồng
Tổng dư nợ tín dụng đạt: 720.000 tỷ đồng. Trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/ tổng dư nợ của Agirbank và chiếm trên 50% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.
Agribank là Ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng lớn nhất với trên 2.300 chi nhánh và văn phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng miền, huyện, đảo cả nước. Gần 40.000 cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu, gắn bó địa phương.
Agribank là định chế tài chính có uy tín, có quan hệ với gần 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là ngân hàng tiên phong, giữ vị trí chủ đạo hoạt động thanh toán biên mậu với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia. Năm 2005, Agribank đã mở Văn phòng đại diện tại Thủ đô Phnômpênh và ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác Campuchia. Ngày 28/6/2010, Agribank khai trương Chi nhánh Agribank tại Vương quốc Campuchia. Hiện tại, Agribank xúc tiến triển khai sự hiện diện tại CHDCND Lào, với mong muốn tiếp tục thiết lập “cầu nối” thị trường tài chính - ngân hàng giữa Việt Nam với các nước láng giềng và tạo tiền đề để Agribank mở rộng mạng lưới vươn ra khu vực và thế giới, hội nhập thành công kinh tế quốc tế.
Với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tài chính nông thôn, Agribank là đối tác số 1 tại Việt Nam được các nhà tài trợ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai nhiều dự án tín dụng phát triển khu
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển NH NNo & PTNT Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Đà Nẵng được thành lập năm 1988 lúc bấy giờ được gọi là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Nhằm thực hiện chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chuyển Ngân hàng một cấp sang Ngân hàng hai cấp nhằm tách riêng chức năng quản lý và chức năng kinh doanh.
Năm 1991 tại quyết định số 66/NH- QĐ, NGÀY 20/04/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam thành lập thêm cơ sở giao dịch III – Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. Lúc này trên địa bàn Đà Nẵng có 2 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp.
Sở giao dịch III - ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chủ trương chính sách của NHNN và NHNo Việt Nam trên phạm vi 11 tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên có nhiệm vụ quản lý và điều hòa vốn trong khu vực.
Tại quyết định số 267/QĐ – HĐQT, ngày cấp 19/10/1992 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam quyết định sáp nhập Chi nhánh NHNo Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng vào sở giao dịch III- NHNo Việt Nam tại Đà Nẵng như vậy sở giao dịch III- NHNo Việt Nam tại Đà Nẵng vừa có nhiệm vụ quản lý việc chấp hành chế độ , thể lệ của NHNN và NHNo của 5 tỉnh Miền Trung từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị , vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
Năm 1997 Tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng được chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương đó là TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Năm 1999 NHNo & PTNT Việt Nam thành lập thêm một chi nhánh NHNo & PTNT tại Đà Nẵng cùng lúc có hai đơn vị thành viên trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam đó là Sở giao dịch III – NHNo& PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng và NHNo& PTNT Chi nhánh TP Đà Nẵng.
Năm 2001 tại quyết định số 424/HĐQT- TCHC, ngày 26/10/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam về việc sáp nhập Sở giao dịch III – NHNo
& PTNT Việt Nam thành Chi nhánh NHNo& PTNT Chi nhánh TP Đà Nẵng và mở chi nhánh NHNo & PTNT Quận Hải Châu trực thuộc chi nhánh NHNo & PTNT TP Đà Nẵng.
Hiện nay, chi nhánh NHNo & PTNT TP Đà Nẵng có trụ sở tại 23 Phan Đình Phùng, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Ngân hàng có tổng cộng 39 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt trên 7 quận huyện của TP Đà Nẵng. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Quận Hải Châu 16 địa điểm, Quận Thanh Khê 7 địa điểm, Quận Liên Chiểu 5 địa điểm, Quận Sơn Trà 3 địa điểm, Huyện Hòa Vang 3 địa điểm.
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh
3.1.3.1 Chức năng
Thực hiện chức năng quản lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính Phủ.
3.1.3.2 Nhiệm vụ
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của Chính phủ
Điều hành thị trường tiền tệ quốc tế, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán.
Khởi kiện trước cơ quan trọng tài kinh tế hoặc tòa án đối với khách hàng vi phạm pháp luật về ngân hàng.
Mọi hoạt động của ngân hàng đều tuân thủ theo pháp luật của nhà nước, các quy định của ngân hàng nhà nước, các thông lệ điều ước quốc tế về lĩnh vực ngân hàng mà nhà nước tham gia kí kết hoặc tuyên bố tham gia và các quy định trong điều lệ của ngân hàng.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Đà Nẵng3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức ngân hàng Agribank chi nhánh Đà Nẵng 3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức ngân hàng Agribank chi nhánh Đà Nẵng
GIÁM ĐỐC Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng KTKS NB Phòng hành chính Phòng dịch vụ & marketing Phòng KH hộ sản xuất & cá nhân Phòng hành chính nhân sự Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng điện toán Phòng công đoàn – pháp chế Phòng kế hoạch tổng hợp Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Các phòng giao dịch Chi nhánh cấp II Các Chi
Nhìn chung, sơ đồ tổ chức của Agribank chi nhánh Đà Nẵng khá rõ ràng và cụ thể. Agribank phân chia các phòng ban một cách chi tiết để dễ dàng phân công công việc và trách nhiệm. Đồng thời các phòng ban cũng có mối liên hệ ràng buộc với nhau khi cần thiết để có thể phối hợp thực hiện công việc.
3.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt
động, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho nhân viên, đồng thời tổ chức và kiểm soát các hoạt động quản lý tài sản, chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh đối với tổng giám đốc.
Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh doanh, các hoạt
động của các phòng chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gửi, hành chính, kế toán tài chính. Chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật về những công việc do mình quản lý giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành, hoạt động của chi nhánh khi được giám đốc ủy quyền.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về khách
hàng doanh nghiệp tại chi nhánh và các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc và giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh, được quyết định giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh, ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động theo các quy chế quy định, phân cấp, ủy quyền của Agribank và theo quy định của pháp luật.
Phòng KH hộ sản xuất & cá nhân: Quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về khách
hàng cá nhân tại chi nhánh và các đơn vị trong tổ chức của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước hội động quản trị, tổng giám đốc và giám đốc khối khách hàng cá nhân trong việc quản lý, điều hành khách hàng hoạt động cá nhân của chi nhánh, được quyết định giải quyết các công việc quản lý kinh doanh, ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động theo các quy chế quy định, phân cấp, ủy quyền của Agribank và theo quy định của pháp luật.
Phòng kế toán – ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình lên NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phê duyệt.
Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm,
phân phối trang thiết bị, công cụ lao động, quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn chi nhánh. Phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được hội sở chính duyệt hằng năm. Sắp xếp, bố trí cán bộ nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến mức lương và hưu trí. Lập chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên trong phòng làm việc và thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế như mở
L/C, nhận L/C, mua bán ngoại tệ với khách hàng, chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị, huy động vốn bằng ngoại tệ. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ngắn – trung – dài hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Phòng điện toán: Tổ chức xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống công nghệ thông
tin bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và các thiết bị liên quan của toàn hệ thống ngân hàng. Quản lý các tài sản công nghệ thông tin của toàn ngân hàng, nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai các dự án, áp dụng công nghệ vào khai thác sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng và chuyển giao sản phẩm dịch vụ đã hoàn thiện cho các đơn vị khác trong ngân hàng. Tham mưu cho ban tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho toàn ngân hàng.
Phòng dịch vụ và Marketing: Tìm kiếm, mở rộng thị trường các dịch vụ, thực hiện
các dịch vụ cho khách hàng như mở thẻ Mobile banking, đăng ký sử dụng dịch vụ SMS banking, Internet Banking ,…
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù
hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.
Thu thập, tổng hợp số liệu về hoạt động kinh doanh và các kế hoạch hành động của các đơn vị, chi nhánh trên toàn hệ thống.
Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các chi nhánh trên toàn hệ thống.
Kiến nghị điều chỉnh kế hoạch trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch của các chi nhánh và biến động trên thị trường.
Tham mưu cho Trưởng/Phó phòng về các cơ chế ghi nhận và đánh giá kết quả cũng như hiệu quả hoạt động của từng đơn vị (chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị tại Hội sở) trên toàn hệ thống.
Sử dụng các nguồn số liệu để xây dựng các tập báo cáo quản trị nội bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo định kỳ và theo các chuyên đề. Hiểu và lập các báo cáo chuyên đề đã được xây dựng sẵn, cung cấp các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của các bộ phận chức năng.
Phòng công đoàn – pháp chế: Tuyên truyền giáo dục, động viên cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động trong Ngành nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, quản trị, điều hành, vững vàng về chính trị, tổ chức và thực hiện phong trào thi đua yêu nước, hướng vào sự nghiệp đổi mới hoạt động Ngân hàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và của toàn Ngành; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
Tổ chức các phong trào, hoạt động văn hoá, thể thao, phong trào trong nữ công nhân, viên chức, lao động ngành Ngân hàng; tổ chức thực hiện công tác an sinh xã hội,