Sản phẩm của doanh nghiệp được đưa ra phải xác định rằng nó là hình ảnh của công ty trong con mắt của người tiêu dùng.
Nội dung của chính sách sản phẩm gồm:
Đưa ra sản phẩm mới: với chính sách này cần một đội ngũ nhân viên có tính sáng tạo cao, hiểu sâu sắc nhu cầu của khách du lịch, nhạy bén với sự biến đổi của môi trường.
Hoàn thiện bổ sung cho sản phẩm cũ: đó là những sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp, những sản phẩm mà nhiều doanh nghiệp cũng có. Sự hoàn thiện này chỉ có thể là tăng cường chất lượng sản phẩm, hậu mãi khi kết thúc chương trình...
Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm các nội dung: Hình thành và phát triển sản phẩm.
Xây dựng sản phẩm mới.
Quyết định nhãn hiệu sản phẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm.
Phát triển sản phẩm mới là yếu tố luôn được các các công ty lữ hành quan tâm hàng đầu. Theo quan điểm của nhà đầu tư Boox Alen và Hamiton có 6 loại sản phẩm mới:
Mới hoàn toàn (100%). Lần đầu tiên xuất hiện chiếm 10% trong số sản phẩm mới.
Dây chuyền mới.
Sản phẩm đi kèm mới cho sản phẩm hiện có của công ty. Sản phẩm cải tiền có tính năng hoàn thiện hơn.
Thị trường mới sản phẩm hiện có thâm nhập vào thị trường mới.
Giảm chi phí- sản phẩm mới có chất lượng tương đương với mức giá thấp hơn sản phẩm hiện có.
Phát triển sản phẩm mới không chỉ cho phép các doanh nghiệp đạt được mực tiêu về chi phí lợi nhuận, thị phần, uy tín của công ty mà giúp cho công ty tăng cường khả năng cạnh tranh để thu hút khách.
Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống bao gồm 4 giai đoạn: giới thiệu, phát triển, bão hòa và suy thoái. Mỗi giai đoạn có các đặc điểm khác nhau, do đó các doanh nghiệp có thể dự đoán chu kỳ phát triển sản phẩm qua mỗi giai đoạn và có chính sách marketing phù hợp với từng giai đoạn.
Chính sách về giá
Giá là công cụ hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng, để đối phó lại các đối thủ cạnh tranh, vì vậy việc xác định giá và cạnh tranh về giá là vấn đề quan trọng số một mà các nhà quản trị marketing phải đối mặt.
Những nhân tố tác động đến việc xác định giá của một doanh nghiệp lữ hành: Các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp: một doanh nghiệp xác định các mục tiêu cần đạt được càng rõ bao nhiêu, thì việc xác định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp đó càng dễ dàng bấy nhiêu. Những mục tiêu mà các doanh nghiệp thường đặt ra là: đảm bảo tồn tại, tối đa hóa lợi nhuận, tăng tối đa thị phần, dẫn đầu thị trường về chất lượng sản phẩm.
Chiến lược marketing-mix của doanh nghiệp: giá chỉ là một trong những công cụ marketing mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được các mục tiêu marketing của mình. Để có được một kế hoạch marketing hiệu quả thì việc xác định giá phù hợp với việc thiết kế sản phẩm, thiết kế kênh phân phối, thiết kế các hoạt động xúc tiến.
Chi phí cho hoạt động kinh doanh: chi phí là cơ sở chính để doanh nghiệp xác định giá cho sản phẩm. Trước hết, giá phải đảm bảo trang trải các chi phí về sản phẩm,
về phân phối và về xúc tiến bán sản phẩm. Sau khi đã đảm bảo trang trải hết các chi phí, giá còn phải đảm bảo sự hoàn vốn cho các nhà đầu tư.
Thẩm quyền quyết định về giá trong doanh nghiệp
Đặc điểm của thị trường cầu: mức độ ảnh hưởng tập trung chủ yếu vào vấn đề mối quan hệ giá-cầu, độ co giãn của cầu theo giá, sự cảm nhân của người tiêu dùng về giá và giá trị.
Đặc điểm của thị trường cung: có 4 loại thị trường cung cơ bản là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm.
Những nhân tố bên ngoài: nhân tố cần quan tâm như tình hình lạm phát, tình hình tăng trưởng của nền kinh tế( đang ở giai đoạn cao trào hay suy thoái), lãi suất ngân hàng.
Các chiến lược về giá:
Các chiến lược về giá cho sản phẩm mới: bao gồm
Chiến lược xác định giá nhằm tạo uy tín cho doanh nghiệp:những công ty lữ hành muốn tạo vị trí cho mình là những doanh nghiệp hạng sang sẽ xác định mức giá cao cho sản phẩm mới của mình để khẳng định vị trí của doanh nghiệp.
Chiến lược nhằm hớt váng thị trường: được áp đối với những thị trường không nhạy cảm về giá. Chiến lược này thường ít được áp dụng trong kinh doanh du lịch bởi tính dễ bị cạnh tranh của sản phẩm du lịch.
Chiến lược giá nhằm thâm nhập thị trường: khi muốn thâm nhập thật nhanh và mạnh vào thị trường, các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược đặt giá thấp. Thị trường phải rất nhạy cảm về giá, việc hạ giá chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng khối lượng bán, mức giá thấp có thể đánh bạn các đối thủ cạnh tranh.
Các chiến lược về giá cho sản phẩm hiện tại:
Chiến lược giá cho gói sản phẩm: thực hiện tổ hợp một số sản phẩm lại thành một gói và bán với mức giá thấp hơn tổng mức giá của các sản phẩm đơn lẻ cộng lại. Chiến lược này đem lại lợi ích lớn cho các khách sạn và các công ty lữ hành.
Chiến lược điều chỉnh giá: khi xác định được mức giá bán ban đầu, các doanh nghiệp thường phải điều chỉnh giá cho phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau trong các tình huống biến động khác nhau của thị trường. Thường có những chiến lược điều chỉnh như: chiết giá vì mua với số lượng lớn, chiết giá mùa vụ, định giá phân biệt.