. Môi trường tự nhiên
3.2.1.2. Môi trường văn hóa xã hội
Xã hội
Theo Sở Y tế Đà Nẵng thì năm 2015, dân số Đà Nẵng đã là 1,029 triệu người, con số này ngày càng gia tăng biến nơi đây thành nơi cung cấp nguồn khách du lịch ngày càng lớn. Người dân Đà Nẵng đa số là người Kinh. Nơi đây, có hai tôn giáo chính: Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, ngoài ra còn những tôn giáo khác: đạo Cao Đài, Minh Sư Đạo, đạo Hòa Hảo, đạo Bahai, Hồi giáo, Bà la môn,…
Dân trí cũng như đời sống tinh thần vật chất của người dân nơi đây ngày càng cải thiện.Người dân thân thiện, hiếu khách là điều có thể gặp bất kỳ nơi đâu của thành phố. Ý thức bảo vệ môi trường, tránh xa các tệ nạn xã hội, nếp sống văn minh, văn hóa ngày càng được nâng cao. An ninh – trật tự ở Đà Nẵng luôn được du khách đánh giá rất tốt.
Văn hóa
Việt Nam nói chung và Đà nẵng nói riêng luôn có một nền văn hóa vô cùng đa dạng, đặc sắc, vô cùng giá trị, góp phần tạo nên tài nguyên nhân văn dồi dào, phong phú. Đà Nẵng cũng là nơi có nhiều di tích văn hóa của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại, có sức hút khách du lịch. Có thể kể đến như:
Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Quân Khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải …..
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. - Lễ hội.
Đà Nẵng có nhiều lễ hội đã trở thành “đặc sản”, chỉ có ở đây như: Quan thế âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đình làng Túy Loan, lễ hội bắn pháo hoa quốc tế,.. thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.
- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Đà nẵng vẫn còn nhiều làng nghề truyền thống như : làng đá Mỹ nghệ Non, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê . Các làng nghề hiện đại không chỉ đơn thuần là sản xuất mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề.
Ngoài ra, ẩm thực là điều không thể bở qua khi đến đây : bánh tráng Túy Loan, nón La Bông, khô mè Cẩm Lệ, nhưng phát triển nhỏ lẻ và hạn chế….