Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các chính sách marketing mix nhằm tăng cường thu hút khách pháp của công ty travelindochina (Trang 77)

. Môi trường tự nhiên

Vị trí địa lý thành phố Đà Nẵng

Theo Tổng Cục Du lịch và Cổng Thông tin Điên tử Đà Nẵng thì thành phố Đà Nẵng nằm ở 15°55’20" đến 16°14’10" vĩ tuyến bắc, 107°18’30” đến 108°20’00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Với vị trí trung độ của cả nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.

Đà Nẵng cách trung tâm kinh doanh - thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000 km từ thành phố Đà Nẵng

- Đà Nẵng – Đô thị cổ Hội An : 30km về phía Đông Nam - Đà Nẵng – Thánh địa Mỹ Sơn : 70km về phía Tây Nam - Đà Nẵng – Cố đô Huế: 100km về phía Bắc

- Đà Nẵng – Phong Nha - Kẻ Bàng: 300km về phía Bắc

Có thể nói Đà Nẵng có vị trí thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội và du lịch trong đó có du lịch rất thuận lợi

Khí hậu thành phố Đà Nẵng

Theo Cổng Thông tin Du lịch Đà Nẵng thì Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 1 đến hết tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến hết tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25°C , cao nhất là vào tháng 6,7,8 trung bình từ 28°C-30°C, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23°C, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng mười, mười một trung bình 85,67% - 87,67%, thấp nhất vào các tháng sáu, bảy trung bình từ 76,67% - 77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1870,9 mm. Đặc biệt Đà Nẵng có rừng Bà Nà ở độ cao gần 1500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.

Khí hậu thích hợp du lịch quanh năm. Mùa du lịch cao điểm bắt đầu từ tháng tư đến hết tháng tám, mùa du lịch thấp điểm từ tháng chín đến hết tháng ba.

Địa hình thành phố Đà Nẵng

Theo Cổng Thông tin Điện tử Đà Nẵng thì địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và

Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Tài nguyên du lịch tự nhiên thành phố Đà Nẵng Theo Cổng Thông tin điện tử Đà Nẵng thì:

- Đồi núi Đà Nẵng chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (74%), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố phần lớn nằm bên cạnh bờ biển.

- Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn và sông Cu Đê. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản., tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm..

- Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

- Biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác, và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.

- Rừng: tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các

khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Quả thật thành phố Đà Nẵng có điều kiện tự nhiên quá tuyệt vời. Trong thành phố vừa có núi, có sông, có biển, có rừng, có đồng bằng duyên hải. Thật sự rất thuận lợi phát triển du lịch

3.2.1.2. Môi trường văn hóa - xã hội

Xã hội

Theo Sở Y tế Đà Nẵng thì năm 2015, dân số Đà Nẵng đã là 1,029 triệu người, con số này ngày càng gia tăng biến nơi đây thành nơi cung cấp nguồn khách du lịch ngày càng lớn. Người dân Đà Nẵng đa số là người Kinh. Nơi đây, có hai tôn giáo chính: Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, ngoài ra còn những tôn giáo khác: đạo Cao Đài, Minh Sư Đạo, đạo Hòa Hảo, đạo Bahai, Hồi giáo, Bà la môn,…

Dân trí cũng như đời sống tinh thần vật chất của người dân nơi đây ngày càng cải thiện.Người dân thân thiện, hiếu khách là điều có thể gặp bất kỳ nơi đâu của thành phố. Ý thức bảo vệ môi trường, tránh xa các tệ nạn xã hội, nếp sống văn minh, văn hóa ngày càng được nâng cao. An ninh – trật tự ở Đà Nẵng luôn được du khách đánh giá rất tốt.

Văn hóa

Việt Nam nói chung và Đà nẵng nói riêng luôn có một nền văn hóa vô cùng đa dạng, đặc sắc, vô cùng giá trị, góp phần tạo nên tài nguyên nhân văn dồi dào, phong phú. Đà Nẵng cũng là nơi có nhiều di tích văn hóa của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại, có sức hút khách du lịch. Có thể kể đến như:

Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Quân Khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải …..

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. - Lễ hội.

Đà Nẵng có nhiều lễ hội đã trở thành “đặc sản”, chỉ có ở đây như: Quan thế âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đình làng Túy Loan, lễ hội bắn pháo hoa quốc tế,.. thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.

- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống.

Đà nẵng vẫn còn nhiều làng nghề truyền thống như : làng đá Mỹ nghệ Non, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê . Các làng nghề hiện đại không chỉ đơn thuần là sản xuất mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề.

Ngoài ra, ẩm thực là điều không thể bở qua khi đến đây : bánh tráng Túy Loan, nón La Bông, khô mè Cẩm Lệ, nhưng phát triển nhỏ lẻ và hạn chế….

3.2.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật

Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng được các chuyên gia đánh giá là có nền chính trị ổn định, ít bạo động, nhân dân tin tưởng Đảng và Nhà nước.

Tính chặt chẽ trong pháp luật của nước ta ngày càng được nâng cao . Tính nghiêm minh trong việc giữ vững kỷ cương, phép nước cùng các chính sách hỗ trợ phát triển bền vững một cách hợp lý của thành phố Đà Nẵng đã tạo ra môi trường cạnh tranh có mức lành mạnh cao và ngày càng phát triển trong hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đó có du lịch

3.2.1.4. Môi trường kinh tế

Qua 30 năm đổi mới, đất nước cũng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các

ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều được đánh giá là có bước phát triển mạnh. Trong đó các ngành dịch vụ đã đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh.

Đà Nẵng cũng hòa nhập theo xu thế phát triển của đất nước, trong những năm qua thành phố luôn tích cực “chuyển mình” phát triển kinh tể mạnh mẽ. Kinh tế Đà Nẵng đã phát. Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí thì năm 2016, ”trong phát triển kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố ước tăng trưởng 9,04% so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1,3 tỷ USD, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2016 tăng 1,84%. Các ngành dịch vụ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 47.366 tỷ đồng, tăng 9,2%. Lĩnh vực du lịch tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển mạnh với tổng vốn thu hút đến nay hơn 7,2 tỷ USD. Năm 2016, Đà Nẵng thu hút 5,51 triệu du khách, trong đó 1,67 triệu du khách quốc tế, đạt 107% kế hoạch, tăng 17,7% so với năm 2015”.

Quả thật, sau 20 năm trực thuộc trung ương, đời sống kinh tế người dân thành phố liên tục cải thiện, vì vậy nhu cầu về tinh thần trong đó có đi du lịch ngày càng tăng

3.2.1.5. Môi trường khoa học công nghệ

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không thể thiếu khoa học công nghệ không . Sự thật nước ta đang ngày càng đầu tư mạnh về công nghệ và các công trình nghiên cứu khoa học.

Thành phố Đà Nẵng cũng vậy, ngày càng chú trọng đầ tư cho khoa học công nghệ. Ngày 18/6/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 4211/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Đây là hướng đi hoàn toàn

đúng đắn, giúp các ngành khác phát triển nhanh chóng hơn. Có thể nói trong những năm qua có thể thấy khoa học công nghệ có những bước tiến rất nhanh trong nhiều lĩnh vực. Điển hình trong ngành du lịch, các công ty doanh nghiệp Du lịch liên tục đổi mới nâng cấp hệ thống thông tin, có được đầu xe mới, cũng như những đề án nghiên cứu khoa học mới mà các doanh nghiệp đã quản lý các thông số về số lượng khách, ngày giờ, đặt tour, giữ phòng diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn. Các thông tin về các điểm đến, dịch vụ, các đơn vị cung ứng diễn ra dễ dàng hơn. Việc thu hút khách và bán các dịch vụ thông qua mạng Internet diễn ra phổ biến tạo thuân tiên cho người tiêu dùng mà doanh nghiệp cũng dễ dàng hiểu để phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, trên cả nước ta nói chug, thành phố Đà Nẵng nói riêng đều có nhiều công trình nghiên cứu phát triển công nghệ quản lý du lịch, quy hoạch hạ tầng đô thị, quản lý hệ thống giao thông, công nghệ tổ chức hội nghị, máy tính hóa hệ thống phân phối toàn cầu. chính những điều này giúp cho chính quyên và doanh nghiệp có những quyết định chính sách đầu tư du lịch thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh

Tuy nhiên, theo ban quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng; “Trong những năm qua, hoạt động khoa học công nghệ đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế: Quá trình triển khai các kết quả nghiên cứu còn bất cập, nghiên cứu khoa học chưa thật sự gắn với nhu cầu đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp, cơ chế quản lý các nhiệm vụ KHCN còn nhiều hạn chế, nhất là cơ lượng cao, mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng lớn, gây ảnh hưởng đến môi trường. Xuất phát từ thực trạng trên, Chương trình tập trung vào việc thực hiện 06 hợp phần chính. Đó là: Đổi mới công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm hàng hóa,

phát triển thị trường KHCN, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ. Mỗi chương trình hợp phần đều có mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện cụ thể.”

3.2.2. Môi trường vi mô3.2.2.1. Khách hàng: 3.2.2.1. Khách hàng:

 Khách hàng mục tiêu

Đối tượng khách mà công ty Travelindochina khai thác lâu nay là khách English spreaking, khách nói tiếng anh cho nên mọi khách nói tiếng anh đều là khách hàng mục tiêu của công ty Travelindochina, nhưng công ty vẫn tập trung khai thác khách lẻ hạng sang vì loại khách này đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

 Khách hàng tiềm năng

Với xã hội hiện đại ngày nay việc chia sẽ thông tin cũng như tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nên mọi khách hàng của công ty Travelindochina đều là khách hàng tiềm năng vì họ có thể giới thiệu công ty đến với bạn bè hoặc người thân của họ. Việc tìm kiếm thông tin dễ dàng cũng là một thách thức cho Travelindochina vì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khiến công ty cần có những chính sách hậu mãi khách hàng tốt để có thể tăng uy tín của công ty hơn.

3.2.2.2. Nhà cung cấp

Hoạt động du lịch trên Đà Nẵng gần 14 năm nên công ty Travelindichina đã có lượng nhà cung cấp khổng lồ cùng chính sách giá cả mang tính cạnh tranh cao tạo điều kiện thuận lơi cho công ty thiết kế được nhiều loại tour tăng sự đa dạng và hấp dẫn khách du lịch.

Nhà cung cấp của công ty Travelindochina có mặt trên khắp cả nước, với đủ các ngành từ vận tải, nhà hàng, khách sạn, resort đến các điểm tham quan, nhưng những nhà cung cấp này không chỉ hợp tác với Travelindochina mà còn hợp tác với nhiều đơn vị khác nên giá cả tour của công ty travelindochina có sự tương đồng hoặc không khác biệt nhiều so với các sản phẩm cùng loại của công ty khách trên địa bàn.

Khi vào mùa cao điểm là khi các nhà cung cấp gây sức ép cho công ty về việc tăng giá bán sản phẩm cho công ty, việc này khiến chi phí tour cao hơn giảm lợi nhuận làm cho công ty pphair tăng giá tour hoặc cắt giả, chi phí.

3.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Với xã hội phát triển hiện đại ngày nay thì nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng cao, điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho công ty Travelindochina vì sẽ có nhiều công ty ra đời để tham gia vào thị trường công nghiệp không khói này. Và đối tượng khách mà công ty Travelindochina đang khai thác là đối tượng mà nhiều công ty cũng đang nhắm tới vì đối tượng khách lẻ hạng sang này luôn được các công ty lữ hành quan tâm. Một số đối thủ cạnh tranh của Travelindochina là những công ty cung khai thác khách English speaking như Saigontravel, Sinhtourist…

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Là những công ty lữ hành chưa nhắm đến đối tượng khách mà công ty Travelindochina đang khai thác hoặc những công ty sắp thành lập và mục tiêu của họ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các chính sách marketing mix nhằm tăng cường thu hút khách pháp của công ty travelindochina (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w