CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở lý luận về đội ngũ lao động trong kinh doanh nhà hàng
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ lao động tại nhà hàng
Đánh giá chất lượng nhân viên là hoạt động cần thiết để theo dõi và giám sát quy trình công việc của nhân viên một cách hiệu quả. Để nắm bắt tình trạng công việc được phân công, mức độ và thời gian hoàn thành công việc. Đánh giá chất lượng nhân viên nhằm cải thiện hiệu suất công việc, thúc đẩy nhân viên và tạo động lực kịp thời giúp nhân viên vượt qua những thiếu sót một cách nhanh chóng để đảm bảo tiến độ phát triển trong nhà hàng. Những tiêu chí đánh giá đưa ra như sau:
- Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên thái độ
Sự lạc quan: nhân viên luôn có tinh thần tích cực trong công việc là những người có thể gắn bó lâu dài với công ty và luôn có sự cầu tiến trong công việc.
Trung thực: một nhân viên trung thực luôn được đánh giá cao vì họ biết sự khác biệt giữa đúng và sai, công tư phân minh để làm việc thật tốt.
Nhiệt tình: sự nhiệt tình cũng là một yếu tố mang lại kết quả công việc tốt, có lợi rất lớn đối với doanh nghiệp.
Sự tôn trọng: sự tôn trọng được thể hiện qua sự tôn trọng đối với khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp của mình giúp công việc thuận lợi, trôi chảy.
Giờ giấc: thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tính chuyên nghiệp của mỗi nhân viên.
Sự cẩn trọng: chăm sóc công việc chu đáo, cẩn thận sẽ là yếu tố mang lại hiệu quả làm việc tốt, đây cũng chính là yếu tố nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp và cấp trên.
Thái độ cầu tiến trong công việc
- Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên năng lực
Mức độ làm việc của nhân viên: hiệu suất của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và giờ làm việc của nhân viên.
Sự phát triển trong vị trí công việc: sự phát triển trong công việc của nhân viên là sự phát triển của doanh nghiệp.
Kết quả hoàn thành công việc: mức độ hoàn thành công việc cũng chính là yếu tố dùng để đánh giá nhân viên. Thông qua những tiêu chí này những nhà quản lý sẽ đưa ra được những kế hoạch đào tạo phù hợp và những chính sách giúp nâng cao năng lực của nhân viên tốt nhất.
- Tiêu chí đánh giá nhân viên theo hình thức
Đánh giá từ cấp cao tới cấp thấp: công việc này được thực hiện trong các bộ phận với nhau, chủ yếu là trong sự tương tác giữa nhân viên và quản lý trực tiếp của họ.
Đánh giá nhân viên ngang cấp: đây là cách đồng nghiệp hay những người nắm giữ những vị trí tương đương nhau sẽ thực hiện đánh giá.
Đánh giá nhân viên toàn diện: đánh giá này sẽ được thực hiện thông qua nhận xét từ phía khách hàng, những người quản lý, đồng nghiệp về một nhân viên giúp quản lý hiểu rõ hơn về nhân sự của họ.
- Tiêu chí đánh giá nhân viên khác
Theo độ tuổi: là một trong những tiêu chí quan trọng không kém trong ngành du lịch. Những nhân viên trong độ tuổi là thanh niên sẽ có sức khỏe và linh động hơn trong quá trình phục vụ trực tiếp với khách hàng. Những nhân viên trong độ tuổi trung niên sẽ có kinh nghiệm nên sẽ giữ những vị trí cao như giám sát hoặc quản lý tại nhà hàng.
Theo ngoại ngữ: nếu nhân viên có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ, đó sẽ là lợi thế mạnh trong du lịch vì khách hàng đến từ nhiều quốc gia và sử dụng nhiều thứ tiếng khác nhau.