nhân dân cấp tỉnh đều đã ban hành văn bản chuyển giao phần lớn thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất và bất động sản khác từ Ủy ban nhân dân cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng. Ví dụ tại Lâm Đồng là Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010; tại Thành phố Hồ Chí Minh là Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 20/5/2011; tại Bình Dương là Quyết định 37/2010/QĐ-UBND ngày 03/11/2010, tại Khánh Hòa là Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 11/10/2013, tại Bắc Giang là Quyết định số 404/2014/QĐ-UBND ngày 03/07/2014, tại Nam Định là quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 10/04/2014…v.v. Theo đó, quy định của Luật Đất đai 2013 có thể dẫn đến sự xáo trộn khi thẩm quyền này lại được san sẻ, chuyển ngược từ tổ chức hành nghề công chứng về lại Ủy ban nhân dân cấp xã. Liệu Ủy ban nhân dân cấp xã có đảm nhận tốt trách nhiệm này?
Thứ ba, Luật Đất đai 2013 chỉ không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Điều này sẽ phù hợp nếu hiểu tương tự như quy định của Luật Nhà ở 200581, nghĩa là sự loại trừ này dành cho tổ chức có chức năng kinh doanh bất động sản. Thế nhưng, Luật Đất đai 2013 lại sử dụng thuật ngữ “tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản”. Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2006, hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản (như môi giới, định giá, tư vấn, đấu giá, quảng cáo, quản lý, sàn giao dịch bất động sản)82. Như vậy, tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm tổ chức kinh doanh bất động sản và tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản. Quy định của Luật Đất đai 2013, theo đó, tạo ra sự không bình đẳng bởi tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản không có chức năng kinh doanh bất động sản như tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực khác, nhưng khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải