DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI SATYADANANG HOTEL
2.1.4. Tình hình về nhân sự khách sạn Satya Đà Nẵng
Bảng 2.2 Tình hình về nhân sự khách sạn Satya Đà Nẵng qua 2 năm 2019 và 2020
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 2020/2019
Số lượng TT (%) Số lượng TT (%) % Tổng số lao động 80 100 30 100 37.5
1. Phân theo giới tính
- Nam 32 40 10 33.3 31.25
- Nữ 48 60 20 66.7 41.7
2. Phân theo độ tuổi
- 18 đến 25 34 42.5 6 20 17.6
- 25 đến 40 43 53.75 22 73.3 51.2
- Trên 40 5 6.25 2 6.7 40
3. Phân theo trình độ học vấn
- Đại học và trên đại học 43 53.75 18 60 34.9
- Cao đẳng và trung cấp 22 27.5 8 26.7 36.4
- Lao động phổ thông 15 18.75 4 13.3 26.7
4. Phân theo trình độ ngoại ngữ
- Tiếng Anh 45 56.25 17 56.7 37.8
- Ngoại ngữ khác 12 15 2 6.67 16.7
(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Satya Danang)
Qua bảng 2.2 cho thấy số lượng nhân sự của khách sạn bị giảm sút rõ rệt. Năm 2019 tổng số lao động là 80 người đến năm 2020 tổng số nhân sự là 30 người, giảm 62.5%. Nguyên nhân là do tình hình lượt khách của khách sạn có phần giảm sút, vì vậy khách sạn đã cắt giảm lao động, tránh tình trạng dư thừa lao động trong mùa vắng khách và đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động. Nhìn chung số lượng nhân sự như vậy phù hợp với quy mô của khách sạn và đảm bảo vận hành tốt các công việc. Tuy nhiên vào mùa cao điểm du lịch nhu cầu của khách du lịch tăng cao, khách sạn nên bổ sung thêm lượng nhân sự thông qua việc tuyển dụng thực tập sinh và nhân viên thời vụ. Vừa đáp ứng được yêu cầu phục vụ của khách hàng vừa giúp khách sạn tối thiểu chi phí phải bỏ ra cho nhân sự.
Về giới tính, có thể thấy lao động nữ chiếm tỉ trọng nhiều hơn lao động nam, tuy nhiên chênh lệch không quá lớn. Lao động nam chiếm khoảng 40% và lao động nữ khoảng 60%. Các bộ phận chủ yếu có nhiều nhân viên nữ là lễ tân, nhà hàng và buồng phòng, các nhân viên nam chủ yếu làm ở những bộ phận kỹ thuật, an ninh và bếp. Nên cơ cấu lao động theo giới tính của khách sạn là hợp lý và vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.
Về độ tuổi, khách sạn có đội ngũ lao động khá trẻ. Độ tuổi từ 25 đến 40 là độ tuổi chiếm số lượng nhiều nhất và trải đều ở tất cả các bộ phận. Đây là đội ngũ lao động còn trẻ tuy nhiên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, thường đảm nhiệm các vị trí quản lý và giám sát trong khách sạn. Độ tuổi từ 18 đến 25 tập trung nhiều ở các bộ phận đòi hỏi mức tuổi thấp như lễ tân, bàn, bar. Với nguồn lực trẻ năng động và hiện đại sẽ giúp khách sạn ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, dễ dàng bắt kịp xu hướng và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Về trình độ học vấn, phần lớn lao động có trình độ đại học (53.75% đến 60%) và cao đẳng (26.7% đến 27.5%). Hầu hết đều tốt nghiệp từ các trường đào tạo chuyên ngành Du lịch, Nhà hàng - Khách sạn và Quản trị kinh doanh, còn lại tốt nghiệp từ các chuyên ngành khác thì đã được theo học tại các lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ khách sạn do các trường đào tạo chuyên ngành Du lịch – Khách sạn tổ chức.
Về trình độ ngoại ngữ, do đối tượng phục vụ của khách sạn chủ yếu là khách nước ngồi do đó trình độ ngoại ngữ của nhân viên đóng vai trị quan trọng trong việc giao tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua bảng 2.2 có thể thấy trình độ ngoại ngữ của nhân viên khá tốt, số lượng nhân viên thành thạo tiếng anh chiếm 56.25%, cho thấy sự chú trọng trong việc tuyển dụng và đào tạo về ngoại ngữ cho nhân viên. Ngoài các chuyên ngành quản trị Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng, một số nhân viên còn tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, nên có khả năng thành thạo 2 ngơn ngữ trở lên.