Đánh giá chung về giải pháp marketing giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại công ty Cổ phần VNTOUR

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY cổ PHẦN VNTOUR (Trang 66 - 68)

13 QUY NHƠN KỲ CO EO GIÓ PHÚ YÊN 3 Ngày 2 Đêm 3 SAO

2.5 Đánh giá chung về giải pháp marketing giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại công ty Cổ phần VNTOUR

khách du lịch nội địa tại công ty Cổ phần VNTOUR

Ưu điểm

- Công ty đã có một chính sách sản phẩm đa dạng và hấp dẫn với mức giá cả phải chăng phù hợp với sở thích cũng như khả năng chi trả của nhiều tập khách du lịch. Nhìn chung giá thành các chương trình du lịch của VNTOUR đưa ra hiện nay là tương đối thấp hơn so với các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố.

- Các giao dịch giữa công ty và khách hàng luôn diễn ra nhanh chóng, chính xác và đảm bảo.

- Công ty cũng đã thực hiện được một số biện pháp xúc tiến để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của công ty và các sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp tới khách hàng mục tiêu.

- Công ty hiện tận dụng tốt các mối quan hệ với các đối tác lâu năm của mình, đồng thời xây dựng thêm nhiều mối quan hệ mới để luôn sẵn sàng chủ động về mặt dịch vụ.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại những thiếu sót chưa làm được và điều đó đòi hỏi bộ phận đứng đầu là Ban giám đốc phải xem xét lại tình hình và nhanh chóng tìm cách khắc phục những điểm yếu kém trong công tác quản lý và các chính sách.

+ Về chính sách sản phẩm: Chương trình du lịch của công ty đã có sự đa dạng phong phú song không có gì khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh hay nói cách khách là chương trình du lịch bị trùng lặp giữa rất nhiều công ty và có sự sao chép giống nhau. Chương trình du lịch thiếu đi điểm nhấn, không có sự sáng tạo, mới mẻ, chỉ cốt yếu là cung cấp các dịch vụ có trong chương trình, không để lại nhiều dấu ấn trong lòng khách hàng.

+ Về chính sách giá: Mức giá các chương trình du lịch của công ty mang tới mức giá chưa mang tính cạnh tranh nhiều chỉ ở mức độ ngang giá hoặc nhỉnh hơn giá thị trường. Chưa có nhiều chính sách giá hỗ trợ cho khách hàng như khi khách hàng đăng kí lần đầu sẽ

có mức giá tốt để giữ chân khách hàng hay khách hàng quen thì có giá ưu đãi như thế nào. Điều này làm giảm mức cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.

+ Về chính sách phân phối: Các công tác bán hàng của công ty còn bộc lộ rất nhiều điểm yếu kém, đặc biệt là về tính hiệu quả của chúng. Đội ngũ kinh doanh của công ty chưa dày dặn và nắm bắt được tâm lý khách hàng nên chưa bán được chương trình du lịch cho khách dẫn đến nhiều trường hợp “ Dạo giá” hỏi nhưng không mua làm mất thời gian và hiệu quả kinh doanh của công ty.

+ Về chính sách xúc tiến sản phẩm:

- Công tác quảng bá chương trình du lịch và hình ảnh công ty được thực hiện trên rất nhiều hình thức khác nhau và tiêu tốn rất nhiều chi phí vào quảng cáo của công ty song hình ảnh vẫn không có nhiều dấu ấn và khả năng được khách hàng lưu tâm không đáng kể. Các công cụ xúc tiến vẫn còn rập khuôn, thủ công chưa nắm bắt được xu hướng quảng bá của thị trường du lịch.

- Các công cụ marketing trực tuyến được sử dụng khá đa dạng nhưng rời rạc và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Đặc thù liên tục cập nhật của ngành công nghệ thông tin gây khó khăn trong quản lý và điều hành du lịch.

- Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, xâm phạm tự do cá nhân trên mạng (như spam, tiết lộ thông tin…) đã tạo tâm lý e ngại đối với khách hàng

- Doanh nghiệp chưa thật sự nắm bắt được hết lợi ích từ các giải pháp công nghệ thông tin. Đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên chuyên trách về công nghệ thông tin còn thiếu và yếu, phần lớn đều phải thuê công ty thiết kế web bên ngoài quản lý và hỗ trợ.

+ Về chính sách con người: Thiếu sót trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách chủ quan và thiếu quy trình bài bản nên việc đào tạo không mấy hiệu quả tỷ lệ nhân viên rời đi sau ba tháng thử việc là rất cao. Công ty còn thiếu các chính sách đãi ngộ

cho nhân viên như tưởng thưởng các thành tích hay tuyên dương nhân viên theo tuần hoặc tháng để giúp nhân viên có động lực phấn đấu trong công việc.

+ Về chính sách quan hệ đối tác: Công ty vẫn chưa có các nhà cung cấp chủ lực ở các tuyến du lịch mà thường dựa trên tình hình mỗi chương trình mới đặt chỗ các dịch vụ bổ sung như nhà hàng, khách sạn,.. vì vậy doanh nghiệp sẽ không có được mức giá hợp đồng ưu đãi của các nhà cung cấp dẫn đến làm tăng chi phí đội giá thành sản phẩm lên cao và làm mất đi tính hiệu quả của chính sách giá.

Nguyên nhân

Hiện tại du lịch VNTOUR vẫn gặp phải những hạn chế và yếu kém đó là do:

- Công ty CP VNTOUR là một doanh nghiệp còn trẻ với gần 5 năm thành lập, hạn chế về vốn lẫn kinh nghiệm thực tế. Chưa xây dựng được nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp và các đối tác khác.

- Đa số nhân viên công ty đều là những người còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế cũng như kinh nghiệm làm việc. Công tác quản lý và đạo tạo nhân sự vẫn chưa được chuẩn hóa và hoàn thiện.

- Chưa có chính sách khen thưởng, đãi ngộ thực sự hợp lý để thúc đẩy khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên.

- Sự phối hợp chưa đồng nhất và chưa thực sự tốt giữa các bộ phận trong công ty trong việc thực hiện các chương trình du lịch cũng như chăm sóc khách hàng.

- Về tên gọi của công ty là VNTOUR gây ra sự nhầm lẫn khi nghe với các doanh nghiệp lữ hành khác như VITOURS, VIPTOUR,.. dẫn đến sự hiểu nhầm cho khách hàng. Khách hàng khi nghe tư vấnchương trình du lịch giới thiệu hay nhầm lẫn sang các công ty khác dẫn đến việc quyết định mua của khách cũng bị thay đổi.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY cổ PHẦN VNTOUR (Trang 66 - 68)

w