Chương 1 : Cơ sở lý luận
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Xu hướng gia tăng thị trường khách Trung Quốc
Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc có thể đến Việt Nam bằng đường thủy, đường bộ, đường hàng không, đường sắt. Mặt khác, giá cả dịch vụ ở Việt Nam lại tương đối phù hợp với túi tiền của người Trung Quốc, hai quốc gia lại có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử,ẦChắnh vì vậy mà lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam không ngừng tăng lên trong năm 2015 và năm 2016. Cơ quan thống kê cho biết, cả năm 2016, khách quốc tế đến Việt Nam ước tắnh đạt 10,01 triệu lượt người, tăng hơn 2 triệu lượt khách, tương đương 26% so với năm trước. Tổng cục Thống kê cũng nhận định đây là lần đầu tiên Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, gấp 2 lần con số năm 2010. Trong năm 2016, khách đến nước ta từ châu Á đạt 7,26 triệu lượt người, chiếm 72,5% và tăng 30,6% so với năm trước. Trong đó riêng khách đến từ Trung Quốc đạt con số kỷ lục mới với gần 2,3 triệu lượt người, tăng hơn 21%. Những năm trước, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, bước sang năm 2017 còn tăng mạnh và lập kỷ lục mới.
Với đà phát triển như vậy, dự báo thị trường khách Trung Quốc từ năm 2020 trở về sau sẽ không ngừng gia tăng, ước tắnh đến năm 2020 Việt nam sẽ đón được hơn 3,5 lượt khách Trung Quốc và còn tiếp tục tăng hơn 20% qua các năm kế tiếp.
Theo Cục Du lịch Trung Quốc, Việt Nam đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng những quốc gia được người Trung Quốc yêu thắch. Đối với du lịch Việt Nam, Trung Quốc là thị trường gửi khách hàng đầu, chiếm khoảng 23% thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Vì vậy
hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đối với thị trường khách du lịch này luôn được ngành du lịch chú trọng.
Nếu xét trên góc độ kinh tế, ngành du lịch Việt Nam phải thừa nhận rằng: Lượng du khách từ Trung Quốc đến Việt Nam hàng năm vẫn luôn đứng đầu và đóng vai trò lớn về cơ cấu khách quốc tế tới Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê trong vòng 5 năm trở lại đây cho thấy, mỗi năm lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đều chiếm từ 20 - 25% tổng lượng khách quốc tế tới nước ta. Đây cũng là nhóm du khách tới Việt Nam đông đảo nhất. Chẳng hạn, năm 2012, có 1,4 triệu khách Trung Quốc vào Việt Nam, chiếm 21% tổng lượng khách quốc tế. Tới năm 2013, con số này đã tăng lên 1,9 triệu lượt khách, chiếm 25%. Đến năm 2016, lượng khách du lịch quốc tế từ Trung Quốc cũng không ngừng tăng, lên đến con số 2,3 triệu lượt khách. Nhìn vào con số này, có thể khẳng định, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam trong năm nay đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay khi vượt qua mốc 2 triệu lượt khách.
Bảng 3.1.1. Bảng thống kê tổng lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam từ 2012-2016
Theo cơ quan thống kê, đây là kết quả của các chắnh sách, nỗ lực thu hút khách du lịch được triển khai như tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ mạng e-marketing, triển khai chương trình quảng bá du lịch trên truyền hình, phương tiện truyền thông, đại chúng...
Về riêng thành phố Đà Nẵng, chỉ tắnh riêng năm 2016, Đà Nẵng đã đón trên 443.000 lượt khách du lịch Trung Quốc đến thành phố, tăng 32,3% so với năm 2015. Dự kiến năm 2017 khách du lịch từ hai thị trường này đến Đà Nẵng tham quan, du lịch sẽ tiếp tục tăng cao.
Nhìn chung khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam đang có xu hướng tăng là do: - Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng được củng cố và gia tăng, chắnh phủ hai nước cho phép đi du lịch bằng thẻ du lịch và đang tiến hành thắ điểm cho phép khách đi du lịch bằng giấy thông hành.
- Giá cả sản phẩm dịch vụ ở Việt Nam phù hợp với thói quen và khả năng thanh toán của khách Trung Quốc
- Sản phẩm dịch vụ có xu hướng đa dạng hóa, thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch thu hút được sự chú ý của họ nhiều hơn.
Trong bối cảnh xu hướng khách Trung Quốc ngày càng gia tăng, đây là cơ hội để khách sạn Golden Sea có thể tận dụng triệt để nguồn lực để có thể chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.