Dân số và lao động của huyện Đông Anh giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 2019 (Trang 49 - 51)

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

I. Tổng dân số tính đến 31/12 Người 381.450 387.941 410.443 Trong đó: Dân số Tăng tự nhiên Người 4.786 4.323 4.523

Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,26 1,12 1,13

Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 8,11 7,99 7,88

Tỷ lệ tăng dân số cơ học % -1,09 0,56 4,5

Tổng số lao động Người 261.329 261.231 260.597

Tỷ lệ lao động/dân số % 68,5 67,3 63,5

1. Lao động nông nghiệp Người 85.025 77.574 70.354 - Tỷ lệ lao động nông

nghiệp/Tổng lao động % 32,5 29,7 27,0

2. Lao động công nghiệp Người 123.893 127.238 130.410 -Tỷ lệ lao động công

nghiệp/Tổng lao động. % 47,4 48,7 50,0

3. Lao động dịch vụ Người 52.411 56.419 59.833 - Tỷ lệ lao động dịch vụ/Tổng

lao động % 20,1 21,6 23,0

Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm trên 60% số dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế chiếm khoảng 98% trong tổng số lao động trên trên địa bàn. Về cơ bản, huyện Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thời gian qua. Lao động nhóm ngành nghề công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng dần qua các năm, giảm lao động ngành nông nghiệp do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, quá trình chuyên môn hóa lao động trong các ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ. Chất lượng lao động là yếu tốt quyết định vị trí, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm mà số lao động trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật tăng nhanh do nhu cầu làm việc của các khu công nghiệp trên địa bàn.

*Thực trạng các cơ sở hạ tầng khác:

Toàn huyện có 113 trạm bơm tưới tiêu và hơn 96 km kênh mương được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện. Huyện có hệ thống đường giao thông thuận lợi là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm thành phố Hà Nội như: Đường 23B, Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 23A, Đường Võ Văn Kiệt, Đường Võ Nguyên Giáp, Đường 5 kéo dài và có các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Phù Lỗ, cầu Đò So, cầ Đôi, cầu E, cầu Phương Trạch, cầu Lộc Hà, cầu Vân Trì. Ngoài ra còn có các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Chung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Bắc Hồng.

Ngoài ra, huyện còn có hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc, phục vụ kinh doanh buôn bán, phục vụ giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hóa cũng không ngừng được nâng cấp và mở rộng, cơ bản đã ổn định đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện và góp phần thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Cơ sở hạ tầng huyện Đông Anh nhìn chung đã đảm bảo cho sự phát triển cơ bản kinh tế-xã hội của huyện. Trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới cần thiết phải đầu tư xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống hạ tầng đây là hòi hỏi bức thiết phải huy động nguồn lực trong xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 2019 (Trang 49 - 51)