Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 25 - 27)

Để một ngân hàng được đánh giá là có hoạt động huy động vốn hiệu quả phải xem xét trên nhiều khía cạnh tùy theo mục đích và phạm vi nghiên cứu, trong bài viết này tác giả xin trình bày dưới góc nhìn ngân hàng có nguồn vốn với quy mô, cơ cấu tăng trưởng ổn định và đủ tiềm lực để tài trợ cho các nhu cầu vốn; chi phí huy động vốn giữ ở mức hợp lý và mối tương quan giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.

1.2.1.1 Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn

Quy mô nguồn vốn huy động được xác định là tổng khối lượng vốn huy động trong khoảng thời gian nhất định và phản ánh chất lượng hoạt động cũng như lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng có quy mô vốn lớn phần nào thể hiện sự thành công trong chính sách vốn nhằm thu hút khách hàng tin tưởng gửi tiền vào. Trong đó, tỷ trọng các nguồn vốn gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phải phù hợp với nhu cầu kinh doanh của từng ngân hàng cụ thể. Xây dựng được một cơ cấu vốn tiêu chuẩn cho mỗi ngân hàng sẽ tạo lợi thế kinh doanh góp phần gia tăng lợi nhuận và giảm các khoản chi phí như chi phí trả lãi, chi phí quản lý; kiểm soát và hạn chế rủi ro thanh khoản.

> Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn Công thức:

, λ Ấ Quy mô vốn loại i

Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động = —-— - - - --p— x 100%

Ý nghĩa:

Chỉ tiêu cơ cấu vốn và tỷ trọng các loại vốn cung cấp cái nhìn về cơ cấu vốn huy động của ngân hàng phản ánh tỷ trọng các loại vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu cơ cấu này giữa các ngân hàng là khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu ví dụ nếu ngân hàng xác định tập trung vào nghiệp vụ tín dụng và đầu tư trung dài hạn thì tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn là không phù hợp và độ ổn định của nguồn vốn này là không cao.

Một ngân hàng cần có một cơ cấu vốn hợp lý và cân bằng giữa các kỳ hạn hay loại tiền để đảm bảo đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng nhưng vẫn duy trì độ an toàn cho toàn nguồn vốn trước những biến động theo từng thời kỳ. Ngoài nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư vốn được xem là nguồn vốn ổn định và chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngân hàng cũng cần phát triển một nguồn huy động giá rẻ nhưng lợi nhuận cao đó là từ tiền gửi thanh toán với dịch vụ thanh toán hộ. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn của các ngân hàng hiện nay đang có sự chuyển dịch dần nhằm đáp ứng lộ trình áp dụng quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với mức 45% từ 1/1/2018 đến 31/12/2018 và mức 40% từ 1/1/2019 mà NHNN vừa ban hành. Trong thực tế, các NH đang khuyến khích dân cư có tiền nhàn rỗi gửi ở mức từ 100 triệu đồng trở lên và kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

> Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn Công thức:

, , ∑ Ngùốn vốn kỳ t- ∑Nguon vốn kỳ (t-1)

Tốc độ tăng trưởng = ---——7----a, ^ , ——---x 100

∑Nguon vốn kỳ (t-1)

Tốc độ tăng trưởng >100: Nguồn vốn của ngân hàng tăng. Tốc độ tăng trưởng <100: Nguồn vốn của ngân hàng giảm.

Ý nghĩa:

Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động có ổn định hay có biến động trong từng thời kỳ. Nếu nguồn vốn tăng so với thời gian trước, ngân hàng có thể trong thời gian đó đã tiến hành mở rộng quy mô hoặc áp dụng chính sách huy động vốn mới nhằm thúc đẩy nguồn vốn. Việc xem xét tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có thể áp dụng giữa các ngân hàng trong hệ thống hoặc trong nội bộ ngân hàng giữa các chi nhánh.

1.1.2.2 Chiphí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng phải bỏ ra để sử dụng một đồng vốn trong một khoảng thời gian xác định. Chi phí huy động vốn gồm: chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay) và chi phí phi lãi (chi phí cơ sở vật chất, chi phí marketing, chi phí lương,...).

Công thức:

Chi phí huy động vốn = Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi

... Tonq chi phí trả lãi

Chi phí trả lãi = "L V ʊʊɪr x 100

Tong nguồn VHĐ

Chi phí trả lãi bình quân gia quyền (%) = ʃ ɪ ɑChi phí trả lãi x 100

TOng nguồn VHĐ Ý nghĩa:

Chi phí trả lãi thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và là yếu tố quan trọng xác định lãi suất cho vay. Trong thực tế, người gửi tiền thì luôn mong muốn lãi suất cao trong khi người vay tiền mong muốn lãi suất vay thấp do đó, việc ngân hàng đưa ra mức lãi suất hợp lý sẽ giúp cân bằng lợi ích các bên và cả lợi ích của ngân hàng khi đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư đồng thời thoải mãn các yêu cầu về huy động vốn. Ngân hàng thông qua việc giảm sức ép và quản lý hiệu quả chi phí vốn cũng có thể gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro hơn việc đầu tư vào các kênh khác. Vì vậy, xác định chi phí huy động vốn sẽ có ý nghĩa lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chi phí trả lãi bình quân gia quyền phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy động của ngân hàng. Ngân hàng thường áp dụng phương pháp tính chi phí này khi theo dõi biến động của chi phí huy động vốn theo mức chi phí lãi suất bình quân trong quá khứ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w