> Xác định con người là nhân tố chủ đạo cho sự thành công và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Techcombank luôn chú trọng đến từng hoạt động kiểm soát tuân thủ, thông qua việc xây dựng, triển khai các công cụ quản trị, kiểm soát tại các đơn vị kinh doanh, triển khai các chương trình đào tạo giúp nâng cao ý thức, năng lực tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp của mỗi CBNV trong việc xử lý giao dịch khách hàng. Hơn nữa, chính CBNV cần có ý thức tự bồi dưỡng nghiệp vụ cá nhân và các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng tư vấn, kỹ năng marketing để nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả. Từ đó, xây dựng một hệ thống đồng bộ đảm bảo sự chuẩn mực trong hành vi của cánh bộ nhân viên đối với khách hàng, nâng cao chất lượng cán bộ toàn hàng.
> Nghiêm túc thực hiện Bộ quy định chất lượng dịch vụ của từng sản phẩm.
Mỗi bộ văn bản sản phẩm của hoạt động huy động vốn đều có phụ lục quy định chất lượng đánh giá phong cách giao dịch do Techcombank ban hành. Trong đó quy định cụ thể về thời gian giao dịch, các bước trong quá trình giao dịch và những yêu cầu liên quan đến việc tư vấn sản phẩm. Cán bộ nhân viên cần chủ động nắm bắt được yêu cầu từ đó đảm bảo đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
3.2.4 Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
> Techcombank cần tập trung hoàn thiện các dự án phát triển công nghệ theo xu hướng số hóa gắn với các sản phẩm dịch vụ phục vụ KHCN. Việc phát triển công nghệ để triển khai trong thực tế nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tiêu biểu là việc nâng cấp hệ thống ngân hàng số và các công cụ nhận dạng bảo mật hiện đại. Từ đó, giúp khách hàng yên tâm khi gửi tiền và sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cũng cần phải tiến hành trong vận hành nội bộ của ngân hàng với các phòng ban nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng của ngân hàng và đảm bảo, cải thiện hiệu suất làm việc.
> Tìm kiếm các nhà đầu tư công nghệ. Techcombank có thể liên kết với các đối tác chiến lược để mua bản quyền và mở rộng các tiện ích cho sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực như thanh toán, chuyển khoản, gửi và rút tiền,...
3.3 KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị với Quốc Hội và Chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần quản lý và ổn định các yếu tố vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh phát triển bền vững do đó cần Chính phủ xác định mục tiêu dài hạn và có những chính sách kịp thời đối với những biến động của nền kinh tế như duy trì đà tăng trưởng kinh tế, kiểm soát
Thứ hai, Quốc Hội và Chính phủ cần hoàn thiện một hành lang pháp lý chặt chẽ và hoàn thiện Bộ Luật về Ngân hàng. Cơ sở pháp lý cần được hoàn chỉnh, đồng bộ giữa các bộ luật và chính sách đồng thời đáp ứng với chuẩn quốc tế đã cam kết liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các thủ tục hành chính cũng cần đơn giản hóa nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của các quy định về quản lý giám sát đối với hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có bộ văn bản hướng dẫn để đảm bảo mọi đối tượng chịu tác động đều nắm được và biết cách vận dụng luật. Việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ là nền tảng để bảo đảm các quyền lợi của các bên tham gia bao gồm cả doanh nghiệp, cá nhân và ngân hàng.
Thứ ba, Quốc Hội và Chính phủ cần đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính. Thị trường tài chính góp phần tập trung và phân phối hiệu quả nguồn vốn trong nền kinh tế từ đó thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư. Ngoài ra cần chú trọng đến công tác đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ trên thị trường để đảm bảo tính cạnh tranh. Vì vậy, Chính phủ cần có sự đồng bộ về chính sách pháp luật để quản lý và kiểm soát hoạt động của thị trường từ đó mới có thể phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong dài hạn.
3.3.2 Kiến nghị với NHNN
Thứ nhất, NHNN cần có những động thái tích cực về sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách. NHNN cần xem xét để đưa ra văn bản chính sách chi tiết và đồng bộ về nghiệp vụ huy động vốn của hệ thống NHTM. Ví dụ như hiện nay các NHTM vẫn chưa có sự thống nhất về vấn đề lãi suất, các ngân hàng nhỏ thường đưa ra mức lãi suất cao huy động hơn các ngân hàng lớn nhưng khách hàng vẫn chú trọng đến uy tín và vị thế của các ngân hàng hơn là yếu tố lãi suất. Do đó, các ngân hàng nhỏ tìm cách lách luật để đưa ra mức lãi suất vượt trần so với quy định của NHNN thông qua các chương trình ưu đãi khuyến mại tặng quà. Việc không quản lý được tình hình huy động vốn trên thị trường sẽ dẫn tới sự dịch chuyển bất ổn của nguồn vốn gây khó khăn cho chính các ngân hàng và các nhà đầu tư. NHNN vì vậy cần đổi mới và hoàn thiện về cơ chế chính sách.
Thứ hai, NHNN cần chú trọng đến quản lý điều hành. Xây dựng và phát triển thị trường mở ở Việt Nam là một trong những yếu tố cấp thiết giúp các NHTM có định hướng tốt trong việc cơ cấu lại danh mục tài sản và danh mục đầu tư qua đó NHTM sẽ có thêm kênh đầu tư sinh lời an toàn và hiệu quả như trái phiếu, tín phiếu chính phủ hay tín phiểu kho bạc. Đây cũng là một cách giúp tăng tính thanh khoản các GTCG do NHNN phát hành. Đi cùng với đó phải có sự đồng bộ về hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung và hệ thống trang thiết bị hiện đại, phần mềm quản lý để phục vụ các giao dịch trên thị trường, đảm bảo tính minh bạch an toàn với công chúng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận về nghiệp vụ huy động vốn, tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và quốc tế đồng thời tiến hành phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Techcombank; từ mục tiêu, định hướng hoạt động trong những năm sắp tới, chương 3 của khóa luận đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn từ KHCN của ngân hàng. Những giải pháp này có mỗi liên hệ bổ trợ lẫn nhau hướng tới việc đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, để đánh giá tính khả thi của các giải pháp cần có sự xem xét của Ban lãnh đạo và sự phối hợp thống nhất trong toàn hàng.
KẾT LUẬN
Công tác huy động vốn là một trong những hoạt động truyền thống và giữ vai trò cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Hoạt động huy động vốn từ KHCN được Techcombank đặt ra như là yêu cầu cấp bách để đạt được mục tiêu trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam năm 2020. Điều này tạo nên thách thức cho ngân hàng cần có những giải pháp và chính sách phù hợp để tận dụng lợi thế của ngân hàng, tối đa hóa nguồn vốn huy động từ khách hàng cũng như cần có sự phối hợp, hỗ trợ từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan ban ngành.
Bằng việc tập trung nghiên cứu lý luận và phân tích tình hình thực tế từ năm 2015 đến 2017, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động huy động vốn từ KHCN của ngân hàng, từ đó tìm ra nguyên nhân của những thành quả và hạn chế trong hoạt động huy động vốn để có cơ sở đề ra giải pháp thực tế và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn từ phân khúc khách hàng này. Khóa luận đã hoàn thành được những nội dung chính sau:
1. Khái quát được những lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn từ KHCN nói riêng tại NHTM. Cụ thể, tác giả đã chỉ rõ cơ cấu, các hình thức cũng như vai trò của huy động vốn và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng huy động vốn từ KHCN và những nhân tố sẽ ảnh hưởng tới công tác này.
2. Tiến hành phân tích thực trạng huy động vốn từ KHCN tại ngân hàng Techcombank, đánh giá những mặt đã hoàn thành và những hạn chế còn tồn tại đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế đó tại ngân hàng.
3. Đề xuất giải pháp có tính ứng dụng trực tiếp với ngân hàng Techcombank nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn từ KHCN. Qua đó, khóa luận nêu ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng Techcombank Việt Nam.
Tuy nhiên, khóa luận cũng còn tồn tại một số hạn chế sau:
1. Hạn chế về thời gian và nguồn lực nên khóa luận chỉ thực hiện với mảng KHCN tại ngân hàng chưa phải toàn bộ nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng.
2. Hạn chế về phương pháp nghiên cứu nên phương pháp áp dụng trong bài chủ yếu là phương pháp thông kê, thu thập dữ liệu; phương pháp đối chiếu so sánh; phân tích tổng hợp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn xoay quanh các vấn đề trong đề tài nghiên cứu. Số liệu khảo sát thu thập được là từ khảo sát của ngân hàng tuy đảm bảo tính chính xác và có quy mô lớn nhưng đa phần vẫn dùng phương pháp định tính để phân tích và đưa ra nhận định đánh giá. Đây chính là điều mà nghiên cứu tiếp theo cần chú ý điều chỉnh và khắc phục, cần có sự nghiên cứu áp dụng các mô hình kinh tế để kết quả có tính thuyết phục và hàm lượng khoa học cao hơn.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và chuyên môn nên khóa luận không tránh khỏi còn thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của các thầy cô giáo, các chuyên gia để những đề tài sau này được hoàn thiện hơn.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáoTài chính Techcombank (2015-2017).
2. Báo cáoTài chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng(2015-2017). 3. Báo cáoTài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (2015-2017). 4. Báo cáoTài chính Ngân hàng TMCP Á châu (2015-2017).
5. Đường Thị Thanh Hải. (2014). Ngân hàng thương mại Việt Nam: Nâng cao hiệu quả huy động vốn. Được truy lục từ: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von-
50188.html
6. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thanh Tùng. (2017). Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và triển vọng năm 2017. Được truy lục từ: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/kinh-te-viet-nam-nhin- lai-nam-2016-va-trien-vong-nam-2017-101319.html
7. Nguyễn Ngọc Anh. (2017). Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Hóa,
Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 03 tháng 03/2017. Được truy lục từ: http://tapchicongthuong.vn
8. Nguyễn Văn Tiến. (2013). Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Việt Nam.
9. Phan Thị Thu Hà. (2013). Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Phạm Thị Thanh Thủy. (2009). Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm,
Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia.
11. Quyết định số 219/QĐ-NHNN ngày 09/02/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2020”.
12. Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung. (2010). Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.
13. Tô Kim Ngọc. (2012). Giáo trình tiền tệ và ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Việt Nam.
14. Trọng Vĩnh. (2008). Ngân hàng là ngành ứng dụng công nghệ thông tin tốt nhất, hiệu quả thiết thực nhất cho hoạt động ngân hàng. Được truy lục từ:
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/hdk/cntt/udptcntt
15. Trần Thị Hải Yến. (2014). Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Được truy lục từ: http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/45206. 16. Trần Anh Tuấn. (2007). Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam
trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế , Đại học Kinh tế Quốc dân. 17. Vũ Mộng Đóa. (2007). Giáo trình Tâm lý học, Đại học Đà Lạt.
Tiếng Anh
18. A.K.M. Jalaluddin. (1992). Savings behavior in Islamic framework Economic Bulletin, Persatuan Ekonomi, 2 (3): 71-85.
19. Prema-chandra Athukorala., Pang-Long Tsai. (2003). Determinants of
Household Saving in Taiwan: Growth, Demography and Public Policy,
Journal of Development Studies, 39 (5), 65-88. Được truy lục từ:
https://econpapers.repec.org/article/tafjdevst/v_3a39_3ay_3a2003_3ai_3a5_
3ap_3a65-88.htm.
20. David Begg., Stanley Fisher., Rudiger Dornbusch. (2008). Economics, 9th
ed, McGraw Hill Higher Education, Columbus, USA.
21. David O. Ulrich, Jon Younger., Wayne Brockbank., Mike Ulrich. (2012).
HR from the Outside In: Six Competencies for the Future of Human Resources, McGraw-Hill Companies, New York City USA.
22. Edwin Flippo. (1984). Principles Of Personnel Management, McGraw-Hill Companies, New York City, USA.
23. Edinam Agbemava1., Israel Kofi Nyarko., Vincent Asimah., Edward Sedzro., Gordon Kudzo Antor. (2015). The impact of savings on capital mobilization, African Journal of Business Management, 10 (2), 33-34. Được truy lục từ: http://www.academicjournals.org/AJBM.
24. Hassan et al. (2016). Effect OfInterest Rate on Commercial Bank Deposits in Nigeria (2000-2013), The First American Academic Research Conference on Global Business, Economics, Finance and Social Science, N644.
25. Greenwood, J., Jovanovic, B. (1990). Financial Development, growth, and the distribution of income, Journal of Political Economy, 98 (5): 1076-1107. 26. Peter S. Rose., Sylvia Conway Hudgins. (2012). Bank Management and
Financial Services, 9th ed, McGraw-Hill Education, USA.
27. Samuelson., Nordhans,. (2001). Macroeconomics, 17th ed., McGraw-Hill Irwin, New York, USA.
28. Susan Ockert. (2017). Business Statistics of the United States 2017: Patterns of Economic Change, 22nd ed, Bernan Press, USA. Được truy lục từ:
https://books.google.com.vn.
29. Saba Mushtaq., Danish Ahmed Siddiqui. (2017). Effect of interest rate on bank deposits: Evidences from Islamic and non-Islamic economies, 3(1): 1-8. Được truy lục từ: https://doi.org/10.1016/j.fbj.2017.01.002.
30. T. Harv Eker. (2005). Secrets of the Millionaire Mind: Mastering the Inner Game of Wealth, Harper Collins US, Harper Collins Publishers, USA.
31. Uremadu, S.O. (2002). Introduction to finance, Benin: Mindex Publishing Company Ltd, Nigeria.
32. William Alden. (2013). What Is Bank Capital, Anyway?, The New York Times. Được truy lục từ: https://dealbook.nytimes.com/2013/07/10/what-is- bank-capital-anyway/.
Website
33. Diễn đàn đầu tư- kinh doanh. Được truy lục từ: http://baodautu.vn.
34. Hệ thống văn bản. Được truy lục từ: http://vanban.sav.gov.vn
35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Được truy lục từ: https://www.sbv.gov.vn.
36. Tin tức Tài chính Ngân hàng. Được truy lục từ: http://cafef.vn/.
37. Viện Nhân lực Ngân hàng tài chính. Được truy lục từ: http://btc.edu.vn.
38. Văn bản chỉ đạo điều hành. Được truy lục từ Bộ Tư pháp: