Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 82 - 84)

> Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Trong bối cảnh các sản phẩm ngân hàng hầu như tương đồng nhau về bản chất giữa các ngân hàng, để có thể tăng sức cạnh tranh của mỗi sản phẩm huy động, các ngân hàng sẽ tập trung vào loại hình và chất lượng dịch vụ. Techcombank cần chủ động đưa ra nhiều hình thức phong phú và độc đáo về hình thức sản phẩm dựa trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá tính khả thi của các sản phẩm và có sự điều chỉnh phù hợp với thị trường và khách hàng. Bên cạnh danh mục sản phẩm huy động sẵn có, ngân hàng có thể kết hợp dịch vụ bảo quản tài sản theo nhu cầu của khách hàng. Triển khai dịch vụ này ngoài việc thu phí dịch vụ cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng khai thác được thêm thông

tin về tình hình tài chính của khách hàng từ đó tư vấn đưa ra lựa chọn cho khách hàng về tiền gửi hay đầu tư.

> Hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng cần tiếp tục mở rộng các dịch vụ thẻ kết hợp với các hình thức ưu đãi, nhiều tiện ích, đề cao tính thuận tiện, thủ tục đơn giản và tăng tốc độ thanh toán nhằm khuyến khích người dùng thanh toán qua ngân hàng, hợp tác với các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ Techcombank như các trung tâm mua sắm, khu vui chơi, thanh toán điện nước,.. .để góp phần gia tăng giá trị cho nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư với chi phí thấp.

> Vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất. Để xây dựng cơ chế lãi suất vừa có sức cạnh tranh, vừa là công cụ hữu hiệu để thu hút khách hàng cá nhân, ngân hàng cần xem xét trên các yêu tố chính như chính sách tiền tệ của NHNN; chính sách lãi suất của các ngân hàng đối thủ cạnh tranh; nguyên tắc cung cầu về vốn và các chỉ số kinh tế phản ánh biến động thị trường như lạm phát, tỷ giá; các yếu tố tâm lý xã hội của từng nhóm khách hàng trọng tâm và các chính sách hiện hành tác động đến nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó, đưa ra nhiều lãi suất với các mức khác nhau cho từng đối tượng khách hàng, dựa trên hình thức và kỳ hạn huy động khác nhau.

> Xây dựng và phát triển chân dung khách hàng. Techcombank cần phác thảo chân dung khách hàng đặc biệt là những phân khúc khách hàng trọng tâm của ngân hàng. Với việc phát triển chân dung khách hàng, ngân hàng sẽ dần có thể theo dõi được số dư và biến động trong chu kỳ tiêu dùng hay đầu tư của khách hàng; xác định được mức lãi suất phù hợp cho từng phân khúc khách hàng thay vì áp chung biểu lãi suất hay đưa ra dự đoán về hành vi tiêu dùng của những KHCN đặc thù có tác động lớn đến vốn huy động của ngân hàng,. Với những thông tin cụ thể về khách hàng, dần dần ngân hàng không chỉ nắm được thông tin của khách hàng mà còn có những hiểu biết sâu hơn về khách hàng cá nhân nói riêng và tệp khách hàng

> Xây dựng và hoàn chỉnh các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn từ KHCN theo từng vùng kinh doanh. Hiện Techcombank đang có mạng lưới hoạt động chia làm 16 vùng trên khắp cả nước trong đó miền Bắc từ vùng 1 đến vùng 9 và miền Nam từ vùng 10 đến vùng 16. Mỗi vùng hay mỗi chi nhánh ở những địa bàn khác nhau đều có những đặc điểm khác nhau về địa lý, đối tượng khách hàng hay trình độ công nghệ thông tin, nhân sự từ đó có sự chênh lệch về các chỉ tiêu kinh doanh cũng như mảng kinh doanh đặc thù do Hội sở giao. Việc theo dõi các chỉ tiêu từng vùng theo một tiêu chuẩn thống nhất sẽ cung cấp một góc nhìn khác cho thấy mảng kinh doanh đối với vùng nào hay chi nhánh nào là hiệu quả nhất, hiệu suất công việc tại bộ phận nào đạt cao nhất, những nghiệp vụ nào đang tác động trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động huy động vốn từ KHCN, phân khúc khách hàng nào đang phát triển hay có tiềm năng phát triển đồng thời phản ánh những khó khăn trong hoạt động kinh doanh tại các vùng để từ đó có thể đưa ra phương án giải quyết kịp thời từ Hội sở.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w