Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 40)

- Tên đăng ký: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

- Tên tiếng Anh: Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank

- Tên viết tắt: TECHCOMBANK

- Thành lập: 27/09/1993

- Mã số thuế: 0100230800

- Địa chỉ: 191 phố Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

- Email: ho@techcombank.com.vn

- Website: https://www.techcombank.com.vn

- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Hồ Hùng Anh

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Với số vốn ban đầu chỉ 20 tỷ đồng, Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993. Năm 1998, trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. - Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nang tại Đà Nằng. Tính đến nay sau 25 năm hoạt động, ngân hàng đã không ngừng phát triển với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Sau này cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 158.897 tỷ đồng (tính đến hết năm 2013).

Ngân hàng là thành viên của:

- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

- Hiệp hội ngân hàng châu Á

- Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift

- Tổ chức thẻ quốc tế Visa

- Tổ chức thẻ quốc tế Master Card

Xác định là ngân hàng đi đầu về vận hành công nghệ, Techcombank đang sở hữu mạng lưới rộng khắp cả nước với 315 chi nhánh, 1229 máy ATM và hệ thống core-banking hiện đại. Ngoài ra, Techcombank còn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng nhân sự lên tới trên 7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng - trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính cá nhân, Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Bán Buôn và Ngân hàng giao dịch, Techcombank cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

Năm 2009, ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 4.337 tỷ đồng và sau đó cuối năm con số này tăng lên 5.400 tỷ đồng. Cùng thời điểm đó, Techcombank tiến hành ký kết hợp đồng tài trợ vốn vay bắc cầu dự án 16 máy bay A321 với Vietnam Airlines và ra mắt sản phẩm Tiết kiệm Online. Năm 2009 cũng ghi nhận bước chuẩn bị quan trọng cho sự chuyển dịch của Techcombank khi bắt đầu khởi động chiến lược chuyển đổi với sự hỗ trợ của nhà tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Giải thưởng: "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế" do ngân hàng Wachovina trao tặng và "Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009" do Việt Nam Report trao tặng.

năng động nhất khu vực Đông Á do IFC, thành viên của Ngân hàng Thế giới trao tặng, "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010" do tạp chí Euromoney trao tặng.

Năm 2011 là một năm ghi nhận thành tựu phát triển của Techcombank với một loạt giải thưởng trong nước và quốc tế: "Tỷ lệ điện tín chuẩn" từ ngân hàng Bank of New York, "Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam" từ tổ chức VNR 500 và nhận giải thưởng "Sản phẩm tín dụng của năm" từ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, "The Best Bank in Vietnam" - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011; "The Best Cash Management Bank in Vietnam" - Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam năm 2011 và "The Best Trade Bank in Vietnam" - Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2011 do Tạp chí Alpha South East Asia trao tặng, "Best domestic bank in Vietnam" - Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam do Tạp chí The Asset trao tặng,...

Năm 2012, với tổng tài sản là 179.934 tỷ đồng, Techcombank trở thành ngân hàng có tổng tài sản cao nhất trong hệ thống các ngân hàng TMCP. Đây cũng là năm Techcombank đạt mức kỷ lục với con số 2.8 triệu khách hàng qua đó cho thấy vị thế ngày càng được củng cố phát triển của ngân hàng.

> Tầm nhìn

“Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam ”

> Sứ mệnh

- Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.

- Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.

- Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

> Giá trị cốt lõi

Giá trị Techcombank cam kết mang lại cho khách hàng trong nhiều năm qua.

- Khách hàng là trên hết có nghĩa là mỗi việc chúng ta làm chỉ có giá trị khi thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng, đồng nghiệp.

- Liên tục cải tiến để luôn dẫn đầu.

- Tinh thần phối hợp vì ở Techcombank, bạn sẽ không có kết quả tốt nếu không phối hợp.

- Phát triển nhân lực vì con người với năng lực cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh và thành công vượt trội cho tổ chức.

- Cam kết hành động để vượt qua khó khăn và đạt được thành công lớn.

2.1.2 Tổ chức và bộ máy nhân sự

Với mỗi tổ chức, cơ cấu bộ máy nhân sự đóng góp vai trò quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, là một phương tiện để hỗ trợ tổ chức với hoàn thành mục tiêu. Đối với Techcombank, ngân hàng hướng đến một cơ cấu quản trị- điều hành minh bạch và hiệu quả, trong đó thể hiện sự tách bạch giữa cấp quản trị - điều hành để giữ được sự tin tưởng của các cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan là điều thiết yếu.

Cơ cấu nhân sự trong hội đồng quản trị (HĐQT) đã được xây dựng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng dưới sự thiết kế, tư vấn của McKinsey và sự hỗ trợ hướng dẫn của HSBC từ năm 2010. Từ năm 2017, để chủ động tuân thủ dự thảo điều chỉnh của Luật Tổ chức Tín dụng mới có hiệu lực từ 15/01/2018 và đảm bảo xu thế hội nhập kinh tế thế giới, Techcombank đã ý thức được tầm quan trọng của Cơ cấu Quản trị - Điều hành là một trong những sáng kiến chiến lược cốt lõi của tổ chức. Hội đồng quản trị là cơ quan có toàn quyền nhân danh Techcombnak để quyết

Hội đồng quản trị đã thành lập một số Ủy ban, Hội đồng như Ủy ban thường trực hội đồng quản trị, NORCO, ARCO, các hội đồng đầu tư về tài chính công nghệ hội đồng xử lý nợ và rủi ro hội đồng sản phẩm

- Chủ tịch HĐQT: Ông Hồ Hùng Anh

- Phó Chủ tịch thứ nhất: Ông Nguyễn Đăng Quang

- Phó Chủ tịch: Ông Nguyễn Thiều Quang, Ông Nguyễn Cảnh Sơn và Ông Đỗ Tuấn Anh

- Thành viên độc lập: Ông Nguyễn Đoan Hùng

- Thành viên: Ông Lee Boon Huat

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ban điều hành của TECHCOMBANK Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Techcombank

cấu tổ chức bộ máy đã được điều chỉnh, hoàn thiện với các Khối kinh doanh và Khối hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, phân khúc khách hàng và đáp ứng yêu cầu quản trị kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Thông qua việc vận hành cơ cấu tổ chức mới Techcombank từ năm 2008, Techcombank đã nâng cao chất lượng phục vụ với từng đối tượng khách hàng cả bên ngoài và trong nội bộ ngân hàng từ đó cung ứng ra những sản phẩm dịch vụ tài chính thỏa mãn những nhu cầu ngày càng đa dạng và tăng cao của khách hàng.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần KỹThương Việt Nam giai đoạn 2015- 2017 Thương Việt Nam giai đoạn 2015- 2017

Năm 2017, kinh tế Việt Nam đã hoàn thành toàn diện và vượt mức 13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội, đặc biệt tăng trưởng GDP đạt 6,7% mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Việc kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu tăng mạnh và xuất siêu, khu vực công nghiệp phục hồi rõ nét là chìa khóa quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Nhờ vậy, ngành ngân hàng được đánh giá là có một năm kinh doanh khởi sắc với sự cải thiện đáng kể của hoạt động tín dụng và sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ.

Hòa cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, hoạt động của Techcombank đạt được sự tăng trưởng đầy ấn tượng khi năm thứ 3 liên tiếp lợi nhuận trước thuế tăng gấp đôi năm trước. Đồng thời, Techcombank đã đạt được thành công nhất định trong chiến lược đa dạng nguồn doanh thu và tăng dịch vụ khách hàng như bán chéo và bán thêm để tăng số lượng sản phẩm trên một khách hàng. Đánh giá về kết quả này, ban lãnh đạo của Techcombank cho rằng đó là nhờ: “Sự kiên định thực hiện kinh doanh theo hướng bền vững, an toàn và hiệu quả, đa dạng nguồn doanh thu, chú trọng phát triển tốt

Bảng 2.1: Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của TECHCOMBANK

Việt Nam

Vốn chủ sở hữu 16,458 19,586 26,931 64 37.50 Tổng tài sản 191,994 235,363 269,392 40 14.46 Lợi nhuận trước thuế 2,037 3,997 8,036 295 101.08 ROE 9.73 17.47 23.84 ROA 0.86 1.47 2.09

(*): không bao gồm trái phiếu VAMC và là số liệu của ngân hàng.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank (2015-2017)

> Đánh giá chung:

- Tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản toàn ngân hàng đạt: 269.392 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2016.

- Lợi nhuận trước thuế cả năm của toàn Ngân hàng đạt 8.036 tỷ đồng, là năm thứ 3 liên tiếp có lợi nhuận tăng cao gấp đôi và vượt chỉ tiêu đại hội cổ đông

- Tổng huy động (bao gồm chứng chỉ tiền gửi) toàn Ngân hàng đạt 175.435 tỷ đồng, tăng 1,14% so với năm 2016.

- Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2017 đạt 181.002 tỷ đồng, tăng 15,96% so với năm 2016 và đạt mức quy hoạch của NHNN.

- Ngân hàng đã trích lập đủ dự phòng để tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC (đưa tỷ lệ nợ xấu về 1.6% trên tổng dư nợ) và dùng nguồn dự phòng để xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng từ 2008 đến 2012.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của TECHCOMBANK Việt Nam

Đơn vị: tỷ VND

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank (2015-2017)

Huy động vốn là hoạt động kinh doanh có thế mạnh truyền thống của Techcombank Việt Nam. Trong giai đoạn 2015-2017, trái ngược với tăng trưởng tổng nguồn vốn cao năm 2016, sang năm 2017, công tác huy động vốn từ tiền gửi của Techcombank cho thấy tốc độ chậm hơn khi chỉ tăng 1.14%. Có thể thấy, thị trường huy động vốn gia tăng sự cạnh tranh với sự mở rộng của các ngân hàng đối thủ như VPBank, Sacombank hay ACB cùng việc áp dụng các chương trình khuyến

Chỉ tiêu Số dư (tỷ VND) Tỷ trọng (%)

2015 2016 2017 2015 2016 2017

Nợ xấu 112,179 142,161 160,849 100 100 100

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu

chuẩn 108,566 138,204 155,931 96.77 96.91 96.94

mại hấp dẫn hoặc chính sách lãi suất cao. Nhìn chung, với mục tiêu dài hạn là đảm bảo sự ổn định trong nguồn vốn huy động với mức lãi suất thấp đồng thời tổng nguồn vốn huy động của Techcombank vẫn duy trì tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng qua các năm và thể hiện qua các chỉ số tài chính tích cực.

Phần sau của khóa luận sẽ phân tích sâu hơn về hoạt động huy động vốn của Techcombank.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Lĩnh vực truyền thống và cốt lõi đối với mỗi ngân hàng là hoạt động tín dụng và hiện tại Techcombank đang tích cực tìm cách cơ cấu hoạt động này phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Techcombank áp dụng chỉ số EL để kiếm soát chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân (KHCN) thông qua việc kiểm soát ngưỡng khẩu vị rủi ro và ngưỡng cảnh báo, trong đó: ngưỡng khẩu vị rủi ro hiện tại là EL 1.75%. Đơn vị kinh doanh triển khai cấp tín dụng đảm bảo danh mục tín dụng của đơn vị dưới ngưỡng khẩu vị rủi ro được quy định trong chính sách quản trị rủi ro số 0025/2017/CS. Ngưỡng cảnh báo áp dụng hiện tại là EL 1.5%. Cụ thể, khối Quản trị rủi ro chịu trách nhiệm cảnh báo các đơn vị kinh doanh khi chất lượng danh mục tín dụng vượt ngưỡng cảnh báo. Khi nhận được cảnh báo, các đơn vị kinh doanh thực thi các khuyến cáo để điều chỉnh danh mục xuống dưới ngưỡng, đảm bảo danh mục bán lẻ toàn hệ thống.

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng của TECHCOMBANK (2013-2017)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nợ xấu của TECHCOMBANK

Chỉ tiêu Số dư (tỷ VND) Tỷ trọng (%) 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Tổng dư nợ cho vay khách hàng 112,179 142,616 160,849 100 100 100 Ngắn hạn 30,690 35,884 63,413 27.18 25.16 39.42 Trung hạn 45,690 62,493 42,897 40.73 43.82 26.67 Dài hạn 35,996 44,239 54,540 32.09 31.02 33.91

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank (2015-2017)

40

Năm 2016, dư nợ tín dụng đạt 159,010 tỷ đồng, tăng 24.8% so với năm 2015. Có thể thấy, dù Techcombank có tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối cao nhưng vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ nhóm 3-5 giảm xuống còn 1.57% là ngân hàng nằm trong nhóm có tỷ lệ rủi ro tín dụng thấp nhất trong ngành. Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ quá hạn của nhóm này đạt 66.6% cũng cho thấy rủi ro tín dụng của ngân hàng đã giảm, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sẽ ổn định và an toàn hơn. Năm 2017, Số dư tín dụng của Techcombank đạt 181,002 tỷ đồng, tăng 15.96% so với năm 2016, thấp hơn nhiều so với bình quân ngành là 18,17% nhưng so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2016 của ngân hàng đã giảm đáng kể, trong đó dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,78% lên mức 160.849 tỷ đồng. Nổi bật trong năm 2017, Techcombank trở thành NHTM thứ hai tại Việt Nam, sau ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức xử lý được các khoản nợ quá hạn bán sang công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), hoàn thành việc tất toán trước hạn trái phiếu đặc biệt VAMC.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay của TECHCOMBANK

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng

Đơn vị: tỷ VND; %

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2017

Xét về cơ cấu dư nợ theo khách hàng, cùng chung xu hướng với các NHTM hiện nay khi tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân để nâng biên lợi nhuận, Techcombank đang cho thấy sự tăng trưởng ở dư nợ trong lĩnh vực bán lẻ và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng trong những năm tới. Thực tế, tỷ trọng dư nợ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao, trên 40% dù đang có xu hướng giảm dần qua các năm và số tuyệt đối vẫn tăng nhẹ cho thấy việc ngân hàng tích cực tìm kiếm và mở rộng khách hàng cho vay nhưng để kiểm soát việc cho vay nhằm phân tán rủi ro, ngân hàng cũng đang chú trọng đến chất lượng của khách hàng hơn là số dư nợ tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w