Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 45 - 56)

Thương Việt Nam giai đoạn 2015- 2017

Năm 2017, kinh tế Việt Nam đã hoàn thành toàn diện và vượt mức 13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội, đặc biệt tăng trưởng GDP đạt 6,7% mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Việc kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu tăng mạnh và xuất siêu, khu vực công nghiệp phục hồi rõ nét là chìa khóa quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Nhờ vậy, ngành ngân hàng được đánh giá là có một năm kinh doanh khởi sắc với sự cải thiện đáng kể của hoạt động tín dụng và sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ.

Hòa cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, hoạt động của Techcombank đạt được sự tăng trưởng đầy ấn tượng khi năm thứ 3 liên tiếp lợi nhuận trước thuế tăng gấp đôi năm trước. Đồng thời, Techcombank đã đạt được thành công nhất định trong chiến lược đa dạng nguồn doanh thu và tăng dịch vụ khách hàng như bán chéo và bán thêm để tăng số lượng sản phẩm trên một khách hàng. Đánh giá về kết quả này, ban lãnh đạo của Techcombank cho rằng đó là nhờ: “Sự kiên định thực hiện kinh doanh theo hướng bền vững, an toàn và hiệu quả, đa dạng nguồn doanh thu, chú trọng phát triển tốt

Bảng 2.1: Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của TECHCOMBANK

Việt Nam

Vốn chủ sở hữu 16,458 19,586 26,931 64 37.50 Tổng tài sản 191,994 235,363 269,392 40 14.46 Lợi nhuận trước thuế 2,037 3,997 8,036 295 101.08 ROE 9.73 17.47 23.84 ROA 0.86 1.47 2.09

(*): không bao gồm trái phiếu VAMC và là số liệu của ngân hàng.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank (2015-2017)

> Đánh giá chung:

- Tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản toàn ngân hàng đạt: 269.392 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2016.

- Lợi nhuận trước thuế cả năm của toàn Ngân hàng đạt 8.036 tỷ đồng, là năm thứ 3 liên tiếp có lợi nhuận tăng cao gấp đôi và vượt chỉ tiêu đại hội cổ đông

- Tổng huy động (bao gồm chứng chỉ tiền gửi) toàn Ngân hàng đạt 175.435 tỷ đồng, tăng 1,14% so với năm 2016.

- Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2017 đạt 181.002 tỷ đồng, tăng 15,96% so với năm 2016 và đạt mức quy hoạch của NHNN.

- Ngân hàng đã trích lập đủ dự phòng để tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC (đưa tỷ lệ nợ xấu về 1.6% trên tổng dư nợ) và dùng nguồn dự phòng để xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng từ 2008 đến 2012.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của TECHCOMBANK Việt Nam

Đơn vị: tỷ VND

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank (2015-2017)

Huy động vốn là hoạt động kinh doanh có thế mạnh truyền thống của Techcombank Việt Nam. Trong giai đoạn 2015-2017, trái ngược với tăng trưởng tổng nguồn vốn cao năm 2016, sang năm 2017, công tác huy động vốn từ tiền gửi của Techcombank cho thấy tốc độ chậm hơn khi chỉ tăng 1.14%. Có thể thấy, thị trường huy động vốn gia tăng sự cạnh tranh với sự mở rộng của các ngân hàng đối thủ như VPBank, Sacombank hay ACB cùng việc áp dụng các chương trình khuyến

Chỉ tiêu Số dư (tỷ VND) Tỷ trọng (%)

2015 2016 2017 2015 2016 2017

Nợ xấu 112,179 142,161 160,849 100 100 100

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu

chuẩn 108,566 138,204 155,931 96.77 96.91 96.94

mại hấp dẫn hoặc chính sách lãi suất cao. Nhìn chung, với mục tiêu dài hạn là đảm bảo sự ổn định trong nguồn vốn huy động với mức lãi suất thấp đồng thời tổng nguồn vốn huy động của Techcombank vẫn duy trì tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng qua các năm và thể hiện qua các chỉ số tài chính tích cực.

Phần sau của khóa luận sẽ phân tích sâu hơn về hoạt động huy động vốn của Techcombank.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Lĩnh vực truyền thống và cốt lõi đối với mỗi ngân hàng là hoạt động tín dụng và hiện tại Techcombank đang tích cực tìm cách cơ cấu hoạt động này phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Techcombank áp dụng chỉ số EL để kiếm soát chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân (KHCN) thông qua việc kiểm soát ngưỡng khẩu vị rủi ro và ngưỡng cảnh báo, trong đó: ngưỡng khẩu vị rủi ro hiện tại là EL 1.75%. Đơn vị kinh doanh triển khai cấp tín dụng đảm bảo danh mục tín dụng của đơn vị dưới ngưỡng khẩu vị rủi ro được quy định trong chính sách quản trị rủi ro số 0025/2017/CS. Ngưỡng cảnh báo áp dụng hiện tại là EL 1.5%. Cụ thể, khối Quản trị rủi ro chịu trách nhiệm cảnh báo các đơn vị kinh doanh khi chất lượng danh mục tín dụng vượt ngưỡng cảnh báo. Khi nhận được cảnh báo, các đơn vị kinh doanh thực thi các khuyến cáo để điều chỉnh danh mục xuống dưới ngưỡng, đảm bảo danh mục bán lẻ toàn hệ thống.

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng của TECHCOMBANK (2013-2017)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nợ xấu của TECHCOMBANK

Chỉ tiêu Số dư (tỷ VND) Tỷ trọng (%) 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Tổng dư nợ cho vay khách hàng 112,179 142,616 160,849 100 100 100 Ngắn hạn 30,690 35,884 63,413 27.18 25.16 39.42 Trung hạn 45,690 62,493 42,897 40.73 43.82 26.67 Dài hạn 35,996 44,239 54,540 32.09 31.02 33.91

Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank (2015-2017)

40

Năm 2016, dư nợ tín dụng đạt 159,010 tỷ đồng, tăng 24.8% so với năm 2015. Có thể thấy, dù Techcombank có tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối cao nhưng vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ nhóm 3-5 giảm xuống còn 1.57% là ngân hàng nằm trong nhóm có tỷ lệ rủi ro tín dụng thấp nhất trong ngành. Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ quá hạn của nhóm này đạt 66.6% cũng cho thấy rủi ro tín dụng của ngân hàng đã giảm, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sẽ ổn định và an toàn hơn. Năm 2017, Số dư tín dụng của Techcombank đạt 181,002 tỷ đồng, tăng 15.96% so với năm 2016, thấp hơn nhiều so với bình quân ngành là 18,17% nhưng so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2016 của ngân hàng đã giảm đáng kể, trong đó dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,78% lên mức 160.849 tỷ đồng. Nổi bật trong năm 2017, Techcombank trở thành NHTM thứ hai tại Việt Nam, sau ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức xử lý được các khoản nợ quá hạn bán sang công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), hoàn thành việc tất toán trước hạn trái phiếu đặc biệt VAMC.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay của TECHCOMBANK

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng

Đơn vị: tỷ VND; %

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2017

Xét về cơ cấu dư nợ theo khách hàng, cùng chung xu hướng với các NHTM hiện nay khi tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân để nâng biên lợi nhuận, Techcombank đang cho thấy sự tăng trưởng ở dư nợ trong lĩnh vực bán lẻ và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng trong những năm tới. Thực tế, tỷ trọng dư nợ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao, trên 40% dù đang có xu hướng giảm dần qua các năm và số tuyệt đối vẫn tăng nhẹ cho thấy việc ngân hàng tích cực tìm kiếm và mở rộng khách hàng cho vay nhưng để kiểm soát việc cho vay nhằm phân tán rủi ro, ngân hàng cũng đang chú trọng đến chất lượng của khách hàng hơn là số dư nợ tuyệt đối. Ngoài ra, với mục tiêu đa dạng hóa hoạt động tín dụng, Techcombank đã có sự đầu tư vào hoạt động tín dụng với nhóm khách hàng doanh nghiệp đặc biệt là đối với các công ty cổ phần ngoài nhà nước chiếm tới 30% tổng dư nợ của các tổ chức kinh tế, đứng thứ hai là các công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước chiếm 20% dư

nợ. Những ngành nghề kinh doanh phổ biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Techcombank trong giai đoạn này cũng là những ngành đang phát triển, có dư địa tăng trưởng cao, đáp ứng định hướng phát triển kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng nhà nước về hướng dòng chảy tín dụng đó là công nghiệp chế biến, chế tạo (20%); hoạt động kinh doanh bất động sản (12-15%) và bán buôn, bán lẻ, sửa chữa môtô, ô tô, xe máy (10%). Lý giải cho sự phát triển ở mảng khách hàng doanh nghiệp, tình hình nền kinh tế trong giai đoạn này phát triển tốt, nhu cầu vốn tương đối lớn và ngân hàng thông qua các gói cho vay với nhiều hỗ trợ về lãi suất đã phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng từ đó giúp dòng vốn tín dụng lưu thông thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, ngân hàng luôn chú trọng đến việc nghiên cứu đặc thù hành vi và trải nghiệm khách hàng nhằm đưa ra các sản phẩm chuyên biệt với doanh nghiệp với sự tư vấn của công ty tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới.

Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế từ năm 2015 có dấu hiệu chuyển biến tích cực với các chỉ số vĩ mô dần khôi phục như lạm phát thấp, lãi suất đồng USD được kiểm soát, tình hình sản xuất kinh doanh phục hồi và dần lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng. Nhìn chung, đây cơ sở tốt để tín dụng tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước đồng thời cũng đã đưa ra động thái khi nới lỏng chỉ tiêu tín dụng. Nhưng như đã nói ở trên, Techcombank khẳng định không chạy theo mục tiêu tăng trưởng mà sẽ điều chỉnh dòng vốn phù hợp với khả năng của ngân hàng.

2.1.3.3 Các hoạt động phi tín dụng

Techcombank luôn chú trọng chăm sóc, tạo dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng truyền thống của ngân hàng với các chương trình quà tặng vào dịp lễ Tết, ngày kỷ niệm hay chương trình ưu đãi, tri ân

Phú quý đến nhà” và mới nhất là năm 2018 có chương trình “Tài lộc xuân sang, Đong đầy hạnh phúc”. Thời điểm diễn ra các chương trình này được đánh giá là những giai đoạn vàng về mùa vụ để thu hút vốn, đặc biệt là dịp cuối năm và đầu năm âm lịch là thời điểm nhàn rỗi vốn trong dân cư với nguồn tiền về từ tiền thưởng, lương, lợi nhuận từ kinh doanh hoặc tiền vốn chưa quay vòng. Tuy nhiên, trên thị trường các ngân hàng đối thủ cũng tận dụng những mùa vụ này để triển khai các chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi do đó tần suất quảng cáo từ tất cả các ngân hàng cũng tăng cao tương ứng. Với thống kê cho thấy 53% dân số Việt Nam sử dụng Internet và thời gian sử dụng trên máy tính và máy tính bảng chiếm đến 6 giờ 53 phút, trên điện thoại là 2 giờ 33 phút, Techcombank với lợi thế về kỹ thuật tập trung vào các kênh kỹ thuật số với hai kênh thu hút lượng người dùng cao nhất là Facebook và Youtube. Đây cũng là phương thức được đánh giá có chi phí thấp nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao. Kết quả thực tế thu về tương đối tích cực với báo cáo nguồn nhận biết tại chi nhánh qua các chương trình khuyến mại như chương trình Sinh nhật 2017 (14% khách hàng mới, 12% khách hàng hiện hữu), chương trình Hè 2017 (15% khách hàng mới, 21% khách hàng hiện hữu) và chương trình Tết 2017 (19% khách hàng mới, 22% khách hàng hiện hữu). Bên cạnh đó, Techcombank vẫn áp dụng các phương thức quảng cáo như quảng cáo Digital Frame, quảng cáo OOH tại các khu văn phòng, trung tâm thương mại.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2015-2017, việc phát triển sản phẩm tại Techcombank có biến chuyển mới khi năm 2016 đánh dấu bước đầu tiên của Techcombank trong lộ trình 5 năm chuyển đổi từ tổ chức lấy “ Sản phẩm làm trọng tâm” sang lấy “Khách hàng làm trọng tâm” với mục tiêu trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2020. Chiến lược “Khách hàng là trọng tâm” gồm 6 khía cạnh chính, đó là tận dụng nhận định am tường về khách hàng để dẫn dắt quyết định kinh doanh (i), thể chế hóa các tham số hướng đến khách hàng (ii), hướng đến các chỉ tiêu hiệu quả và cơ chế khuyến khích trọng tâm khách hàng (iii), xác định và quản lý việc làm chủ trải nghiệm khách hàng (iv), củng cố tư duy xoay quanh trọng tâm khách hàng (v), quản lý hành trình khách hàng dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu khách hàng (vi). Chiến lược này không chỉ thay đổi đối tượng mà ngân hàng hướng

tới mà còn được ban lãnh đạo đánh giá “nội hàm đòi hỏi sự thay đổi triệt để về mặt định lượng”. Với tham vọng đến năm 2020, mỗi khách hàng của Techcombank sẽ có tỷ lệ sản phẩm trên mỗi khách hàng tối thiểu là 4 sản phẩm/ khách hàng.

Có thể thấy, thay vì chỉ chú trọng đến hướng sản phẩm, Techcombank đang xác định đối tượng quan tâm cốt yếu của mình là khách hàng, phát triển sản phẩm lúc này cần phù hợp để mỗi khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tài chính của bản thân bằng việc lựa chọn được nhiều sản phẩm hơn của ngân hàng. Hay nói cách khác, sản phẩm dịch vụ hướng đến đồng hành cùng khách hàng. Đây cũng là đích đến của nhiều ngân hàng hiện nay nhằm thu hút lượng lớn khách hàng và nắm giữ nhiều thị phần hơn tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM tại Việt Nam hiện nay, do đó Techcombank sẽ cần xây dựng chính sách, quy trình và phân tích thị trường để thiết kế, phát triển và hoàn thiện sản phẩm phù hợp nhất với từng phân khúc khách hàng đang hướng đến. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh theo phương pháp luận “Khách hàng là trọng tâm” đã thu lại những kết quả tương đối tích cực trong đó nổi bật là ngay năm đầu tiên áp dụng, Techcombank đã hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh về cả lợi nhuận và doanh thu góp phần củng cố niềm tin của chính CBNV về hướng kinh doanh hiệu quả và tạo tiền đề cho những năm sau.

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w