Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 27 - 35)

1.2.2.1 Nhân tố khách quan

> Môi trường pháp lý

Việt Nam với nền chính trị tương đối ổn định là một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng.

Với việc kinh doanh đặc thù chứa đựng nhiều rủi ro như ngân hàng, mọi hoạt động đều chịu sự điều chỉnh và kiểm soát trực tiếp của NHNN thông qua hệ thống

văn bản pháp luật như Luật các TCTD, Luật NHNN, các Nghị định và Thông tư có liên quan từng thời kỳ. Trong sự ràng buộc về pháp luật, nghiệp vụ huy động vốn sẽ được duy trì trong môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng. Đặc biệt, sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ cũng có tác động không nhỏ tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của các NHTM. Xem xét một cách khách quan tổng thể môi trường pháp lý ở Việt Nam hiện nay còn chưa đồng bộ và liên tục sửa đổi đã gây không ít khó khăn cho quá trình kinh doanh của ngân hàng tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, trong những năm gần đây, các công cụ tài chính, tiền tệ đã được sử dụng hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông trong nền kinh tế Việt Nam và gián tiếp thúc đẩy sự gia tăng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng.

> Môi trường kinh tế

Ngân hàng là một ngành nhạy cảm khi sự phát triển và biến động của nền kinh tế sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Theo lý thuyết kinh tế, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ quyết định thu nhập của tổ chức, cá nhân từ đó sinh ra khoản tiền nhàn rỗi được đưa vào khoản mục tích lũy gửi tại ngân hàng. Ở đây đang đề cập đến nội lực của nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển ổn định, thu nhập dân cư càng tăng thì nguồn tiền của ngân hàng cũng càng được đảm bảo khi số vốn huy động tăng lên tỷ lệ thuận với thu nhập và sự an tâm của khách hàng về giá trị của đồng tiền từ đó tạo cơ hội đầu tư cho vay tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh của nền kinh tế. Để đánh giá về mức độ ổn định và chu kỳ phát triển của nền kinh tế, những yếu tố phổ biến nhất là quy mô và mức độ tăng trưởng của chỉ số GDP, tỷ lệ lạm phát, dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái,...

Khi nền kinh tế đối mặt với lạm phát hay sự suy giảm sức mạnh đồng tiền khiến đồng nội địa bị mất giá sẽ gây bất lợi trong việc huy động vốn vì hoạt động này không còn đem lại giá trị gia tăng. Những hình thức đầu tư sinh lời khác như thị trường vàng, ngoại tệ hay chứng khoán sẽ trở thành công cụ thay thế. Kết quả nghiên cứu của Ostadi. H và A. Sarlat lý giải về ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế đến nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2014, đã phản ánh mối quan hệ tỷ lệ

nghịch giữa lạm phát và nguồn tiền gửi. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan của tác giả Athukorala và Tsai (2003) cũng có chung kết luận này.

Biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái cũng gây tác động đến công tác huy động vốn của NHTM, đặc biệt là nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái thấp, hoạt động xuất khẩu sẽ khó khăn nhưng hoạt động nhập khẩu sẽ gia tăng khiến sự chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài về gặp bất lợi, nguồn huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài hay kiều hối sẽ giảm. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái cao, tỷ trọng xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, khả năng huy động nguồn vốn ngoại tệ sẽ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, cũng cần xem xét sâu hơn đến tiềm lực tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước cũng như xu hướng chuyển dịch và phương thức hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài khi đến thị trường Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hội nhập mở cửa như hiện nay.

> Môi trường văn hóa xã hội

Bộ Thương mại Hoa Kỳ định nghĩa, “Tiết kiệm cá nhân là thu nhập cá nhân trừ đi số tiền chi tiêu cá nhân và thuế cá nhân”. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của tác giả A.K.M Jalauddin (1992), đưa ra quan điểm bổ sung rằng tiết kiệm không chỉ là phần còn lại của thu nhập mà còn gắn với yếu tố văn hóa xã hội. Trong kinh tế, xét đến môi trường văn hóa xã hội cần đề cập đến yếu tố tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền của khách hàng từ đó phân tích được quyết định kinh tế của tổ chức, cá nhân về tiêu dùng và tiết kiệm.

Thành phần và đặc tính dân cư mỗi địa bàn, vùng miền đều khác nhau do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và mạng lưới phân bổ của ngân hàng. Một ngân hàng chỉ hoạt động mạnh tại một số tỉnh thành nhất định với thị phần khách hàng lớn như Agribank tập trung vào khu vực nông thôn với 73% tổng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực truyền thống là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Về mạng lưới chi nhánh, tại các thành phố lớn, dân cư đông đúc, các chi nhánh của ngân hàng thường lớn và mật độ cao, ngược lại, tại các vùng dân cư thưa thớt thì số chi nhánh hay phòng giao dịch cũng ít hơn.

Tâm lý và thói quen chi phối lớn đến quyết định kinh tế của dân cư. Yeu tố tâm lý sẽ ảnh hưởng đến độ ổn định của nguồn tiền. Tuy các hình thức dịch vụ thanh toán điện tử đã dần trở nên phổ biến nhưng phần lớn người Việt Nam hiện nay vẫn duy trì thói quen sử dụng tiền mặt hàng ngày với lượng tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm tới 80%. Việc sử dụng công nghệ thay thế cũng chỉ phát triển ở các thành phố lớn, người dân có dân trí cao cũng như nhu cầu giao dịch lớn. Ngoài ra, đồng nội tệ vẫn chưa đủ mạnh nên tâm lý tích trữ vàng và ngoại tệ của khách hàng vẫn tồn tại dù NHNN đã có nhiều chính sách điều chỉnh.

Thu nhập dân cư cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của ngân hàng. Một quan điểm phổ biến nhất về mối tương quan giữa tiền tiết kiệm và thu nhập là công thức phần tiền tiết kiệm được tính bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi tiêu dùng cuối cùng (Samuelson and Nordhans, 2001). Ngoài ra, trên thế giới cũng đã có nhiều chuyên gia tài chính đưa ra những luận điểm khác nhau về mối tương quan này như T. Harv Eker, tác giả cuốn “Bí mật tư duy triệu phú”, đã đưa ra lý thuyết JARS trong đó chỉ ra rằng thu nhập của mỗi cá nhân được chia làm 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân và trong đó tài khoản tiết kiệm cho tương lai chiếm 10%. Hay chuyên gia tài chính Dave Ramsey đã chia nhỏ hơn nữa các mục đích chi tiêu từ thu nhập của người dân làm 8 khoản mục trong đó tiết kiệm chiếm từ 10 đến 15% tổng thu nhập. Tại Việt Nam, thu nhập cá nhân tăng liên tục và hàng năm người dân luôn tiết kiệm từ 12-20% cho mục đích dự phòng, tích lũy hay đầu tư. Dù có nhiều quan điểm về tỷ lệ giữa tiết kiệm và thu nhập nhưng con số này không biến động nhiều và tất cả các nhận định đều chung quan điểm rằng: Người dân có thu nhập thấp sẽ có ít phần tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm mà phần lớn thu nhập của họ sẽ phục vụ mục đích tiêu dùng trước tiên. Ngược lại, người dân có thu nhập cao thì mức độ tiêu dùng, đầu tư càng lớn và hình thành mức tiền kiệm cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Ngân hàng nhờ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

1.2.2.2 Nhân tố chủ quan

> Uy tín và vị thế ngân hàng

Trong tâm lý học, uy tín được hiểu là: “Hiện tượng tâm lý xã hội, hình thành và phát triển trên cơ sở các phẩm chất và năng lực của cá nhân hay của tổ chức được những người xung quan h thừa nhận, tin tưởng và tuân theo". (Vũ Mộng Đóa, 2007). Vì vậy, đối với mỗi ngân hàng, uy tín và vị thế có tác động vô cùng lớn tới hoạt động của ngân hàng đặc biệt đối với nghiệp vụ huy động vốn. Để khách hàng lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng trong thời gian dài, ngân hàng phải gây dựng được lòng tin của khách hàng so với các ngân hàng cạnh tranh mà nhờ phần lớn là uy tín của chính ngân hàng. Khách hàng cần phải tin rằng tiền mà họ gửi vào sẽ đảm bảo thỏa mãn không chỉ yếu tố sinh lời mà quan trọng hơn là tính an toàn và đồng thời sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tài chính khác tốt hơn. Đặc biệt là ở Việt Nam, người dân vẫn có tư tưởng “Ăn chắc mặc bền”, ngại rủi ro mạo hiểm nên nếu một ngân hàng có gắn với thông tin bất lợi về tình hình hoạt động kinh doanh thì người gửi tiền sẽ ngay lập tức rút tiền và lựa chọn một ngân hàng khác thay thế. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng lớn và đa dạng, do đó, ngân hàng muốn nâng cao uy tín ngoài yếu tố quy mô nguồn vốn, thời gian hoạt động, mạng lưới chi nhánh thì còn phải chú trọng đến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng tạo dựng để thu hút khách hàng đến gửi tiết kiệm.

> Trình độ công nghệ

Ngân hàng là một trong những ngành sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Việc đầu tư cho công nghệ ở ngân hàng được đánh giá là chiến lược thông minh và phù hợp với xu hướng hiện nay. Hơn hết, sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cũng như những tiện ích với tốc độ xử lý nhanh hơn, tốt hơn trở nên rất gắt gao giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế. Trình độ công nghệ ngân hàng có thể được xem xét qua hai yếu tố chính: hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ và trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên (CBNV) ngân hàng.

Tại Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển, NHNN luôn chú trọng tới yếu tố công nghệ gắn với hầu hết các nghiệp vụ và có những định hướng chiến lược trong dài hạn. Dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán”

do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ là một trong những ví dụ tiêu biểu trong giai đoạn 2006-2010 về việc xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại với tiêu chuẩn quốc tế cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, tại hầu hết các ngân hàng đều đã phát triển ứng dụng về kênh phân phối như Mobile Banking hay Ebanking; về quản lý thông tin khách hàng nhằm phân loại và thúc đẩy quan hệ với khách hàng, tăng cường bán chéo; về quản lý dòng tiền hay các gói sản phẩm cho thấy định hướng quy hoạch hạ tầng theo hướng tích hợp công nghệ của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, theo khảo sát của KPMG năm 2013, chi phí hoạt động của NHTM Việt Nam chiếm tới hơn 50% tổng thu nhập, vì vậy giải pháp công nghệ thông minh là chìa khóa giúp ngân hàng giảm thiểu tối đa chi phí vận hành, đảm bảo tính an toàn bảo mật cũng như tăng hiệu quả hoạt động vận hành.

> Chính sách lãi suất

Theo Farooq (2012) nhận định: “ Lãi suất là một bộ phận không thể tách rời trong nền kinh tế hiện nay và cũng đồng thời là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới những biến động gây trở ngại cho sự phát triển của nền kinh tế do tiền lãi được coi như một loại hàng hóa hơn là giá trị trao đổi và nó tạo ra sự bất cân đối trong việc phân bổ tài sản trong xã hội khi phần lớn tiền đang tập trung trong tay số ít người giàu do đó người giàu càng trở nên giàu hơn và người nghèo càng nghèo đi.” Đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng, trên thế giới đã có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi ảnh hưởng và những tác động của lãi suất. Theo Tariq và Masih khi nghiên cứu về thực trạng huy động vốn của các NHTM tại các nước Hồi giáo , lãi suất không có tác động đáng kể đối với hoạt động cũng như mức độ rủi ro của ngân hàng. Hassan và các cộng sự khi thực hiện nghiên cứu về tác động của lãi suất với tiền gửi tại các NHTM ở Nigeria (2016) hay nghiên cứu của nhóm tác giả Kassim, Majid và Yosuf (2009) tại Malaysia cùng chung quan điểm này. Tuy nhiên hạn chế của những nghiên cứu này là ở phạm vi thực hiện giới hạn trong nhóm dân cư theo đạo Hồi. Ngược lại, các tác giả khác khi mở rộng phạm vi nghiên cứu như Mushtaq và Siddiqui (2016), Hakan và Gulumser (2011) khẳng định biến động của lãi suất sẽ gây ảnh hưởng tới ở tất cả các NHTM đồng thời chỉ ra mối tương quan giữa khả năng huy động vốn và lãi suất.

Lãi suất là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và đặc biệt ảnh hưởng đến ngành ngân hàng do liên quan trực tiếp với nguồn tiền từ đó tác động đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đây cũng được coi là công cụ nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Trong môi trường kinh tế, những lĩnh vực có lợi nhuận càng cao sẽ càng có sức hấp dẫn lớn hơn với các nhà đầu tư lớn với nguồn tiền dồi dào. Các tổ chức tài chính, trong đó có ngân hàng, sẽ cung cấp cho khách hàng ưu đãi về lãi suất là đối với những khách hàng có lượng tiền gửi lớn như là một khoản để thu hút nhưng cũng đồng thời giữ chân khách hàng trung thành. Nhờ đó, nguồn tiền gửi huy động được sẽ ngày càng lớn dần theo thời gian. Đồng tình với quan điểm này, trong nghiên cứu của mình về những tác động của các biến số liên quan đến hoạt động tiết kiệm với lãi suất, Johnson và các đồng sự (2008) đã cho thấy lãi suất thông thường sẽ tăng tương xứng với kỳ hạn gửi tiền. Một tài khoản tiết kiệm thường chỉ thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân nhưng đồng thời ngân hàng đang phải vận hành hàng triệu tài khoản với những đặc tính khác nhau. Do đó, tài khoản tiết kiệm sẽ bao gồm quy định số dư tối thiểu, điều kiện và phí rút trước hạn, lãi suất tăng ngoại lệ với khách hàng trung thành. Việc áp dụng chính sách lãi suất được đánh giá là phương pháp tăng trưởng tốc độ chậm để thu lại lợi nhuận cao nhưng là phương thức có độ ổn định cao so với các sản phẩm tài chính khác.

Về bản chất, lãi suất tiền gửi, có thể được cố định hoặc thả nổi, là cơ sở để tính khoản tiền lãi mà ngân hàng sẽ phải trả cho khách hàng gửi tiền tại các thời điểm quy định theo từng sản phẩm (đầu kỳ, định kỳ hoặc cuối kỳ) bằng hình thức tiền mặt tại quầy hoặc trả vào tài khoản và sẽ được ghi nhận trong phần chi phí HĐV của ngân hàng. Lãi suất huy động cao, tiền lãi nhiều sẽ thu hút khách hàng nhưng cũng đồng thời chi phí HĐV lớn kéo theo lợi nhuận của ngân hàng giảm. Vì vậy, việc xác định và sử dụng hợp lý chính sách lãi suất để cân đối quy mô huy động vốn và tối ưu hóa chi phí là yêu cầu đối với mỗi NHTM tại Việt Nam.

> Chính sách Marketing

Trong môi trường ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ xuất hiện giữa các NHTM nội địa mà còn với các ngân hàng nước ngoài.

Các NHTM luôn phải tạo ra sự khác biệt đối với sản phẩm dịch vụ và điều này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận mà trong đó không thể thiếu khối

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 371 (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w