Hậu quả của rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 029 (Trang 25 - 26)

Khi RRTD xảy ra sẽ làm ảnh hưởng xấu đến rất nhiều chủ thể. Đầu tiên là bản thân các ngân hàng và KH đi vay, sau đó là tác động đến cả nền kinh tế.

Hậu quả của RRTD đối với ngân hàng

Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM.

Mặt khác, tỷ lệ NQH cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Hậu quả của RRTD đối với KH

Đối với bản thân KHBL không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín. Đây được hiểu đơn giản là KH này đã được liệt vào danh sách “đen” và cảnh báo với các ngân hàng khác về nguy cơ không thu hồi được tiền nếu cho KH này vay.

KHBL nhiều khả năng sẽ bị thu giữ tài sản thế chấp trong trường hợp không thể thanh toán được khoản nợ gốc và lãi với ngân hàng.

Hậu quả của RRTD đối với nền kinh tế

Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và cung cấp tiền cho các tổ chức, KH và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, RRTD ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.

Ở mức độ thấp, RRTD khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các KH bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.

Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản, thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 029 (Trang 25 - 26)