Sự cần thiết trong việc hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại các NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 029 (Trang 26 - 27)

Một trong những nội dung hoạt động của NHTM là huy động tiền nhàn rỗi từ những người thừa vốn để cho những người thiếu vốn vay với mục đích thu hồi được tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro khiến cho ngân hàng không thể thu hồi được hoặc không thu hồi được gốc và lãi khi đến hạn. Cùng với thời gian, tính chất rủi ro tín dụng cũng thay đổi khi mỗi KH phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong lĩnh vực hoạt động của họ nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Các khoản cấp tín dụng đối với KHBL, thường không lớn, tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng thì số lượng KHBL và quy mô đối với nó so với các KH khác cũng là khác phụ thuộc vào chính sách tín dụng và thị trường KH mục tiêu của ngân hàng. Tuy nhiên nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan nên khả năng kiểm soát thấp, rủi ro xảy ra là cao. Vì vậy, đặt ra vấn đề hạn chế RRTD đối với KHBL là cần thiết.

Hơn nữa, hoạt động của ngân hàng dựa trên uy tín và niềm tin. KH của ngân hàng rất đông, chỉ cần một KH gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh ngân hàng. Phản ứng dây chuyền trong hoạt động của ngân hàng là rất lớn. Do đó, để xây dựng được hình ảnh tốt về ngân hàng nên xây dựng chiến lược hạn chế rủi ro đối với từng đối tượng KH, không phân biệt quy mô KH lớn hay nhỏ. Cuối cùng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, là sự phát triển của việc cho vay KHBL, đi kèm với không ít rủi ro. Như vậy, xây dựng một chiến lược để hạn chế RRTD bán lẻ là tất yếu đối với mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 029 (Trang 26 - 27)