dụng bán lẻ
a) Chỉ tiêu định lượng
NQH là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn nhưng KH không hoàn trả được. NQH thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của KH và là dấu hiểu RRTD của ngân hàng.
- Tỷ lệ NQH:
_____________ S d NQHố ư
T l NQH = ỷ ệ "I , × 100% T ng d nổ ư ợ
Tỷ lệ “NQH” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Đây là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động TD của ngân hàng. Tỷ lệ NQH cao chứng tỏ chất lượng TD thấp và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh được số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh được toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.
- Tỷ lệ KH có NQH:
T l KH có NQH =ỷ ệ T ng s KH có NQHổ ố
T ng s KH có d nổ ố ư ợ× 100%
Chỉ tiêu tỷ lệ KH có NQH cho biết cứ 100 KH vay vốn thì có bao nhiều KH quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì cho thấy chính sách TD hiện nay của ngân hàng đang không hiệu quả. Nếu tỷ lệ KH có NQH thấp hơn tỷ lệ NQH, thì dường như các khoản vay lớn đang có vấn đề nhiều hơn các khoản vay nhỏ và ngược lại.
- Chỉ tiêu cơ cấu NQH
___ z , ,, T ng d n ng n h n quá h nổ ư ợ ắ ạ ạ
T l n ng n h n quá h n =ỷ ệ ợ ắ ạ ạ ----777---Ỵ —7— ----— x 100% T ng d n ng n h nổ ư ợ ắ ạ
Nợ xấu dùng để chỉ các khoản nợ phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5.
Nợ xấu về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay KH đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay do KH gặp khó khăn. Hệ thống quy định của Việt Nam hiện tại đánh giá rủi ro này chủ yếu dựa trên số ngày quá hạn trong việc trả nợ vay. Tuy nhiên, giới chuyên môn cũng ghi nhận nhiều trường hợp các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ (giãn nợ) hay ký hợp đồng vay mới (đảo nợ) để không phải ghi nhận vào nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Tỷ lệ cấp tín dụng xấu được mở rộng hơn, là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.
_„ ,, n x uợ ấ
T l n x u = ỷ ệ ợ ấ γ,.a. ,---× 100% T ng d nổ ư ợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao, thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém và ngược lại. Thông thường mỗi Ngân hàng đều đưa ra một ngưỡng nhất định nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng và phòng tránh rủi ro.
* Chỉ số phản ánh tình hình tổn thất tín dụng
Trích lập dự phòng rủi ro và bù đắp RRTD
_____________________ DPRR TD trích l pậ
T l trích l p DPRR TD = —ỷ ệ ậ ---⅛ -— × 100%Γ ɪ
D n bình quânư ợ
Dự phòng RRTD được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ của ngân hàng. Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt (noncash), được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
+ Dự phòng chung (General provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.
+ Dự phòng cụ thể (Specific provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Được tính theo công thức:
n
∑
i = 1
R = Ri
Trong đó:
R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng KH;
∑n=1Ri là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng KH từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng KH đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r. Với:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i;
Ci: giá trị khấu trừ của TSĐB, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là TSĐB) của khoản nợ thứ i;
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm
nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ. Dự phòng cụ thể trích lập theo từng nhóm nợ:
này càng cao tức là quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cho vay của ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro:
_______ , ,.,.X _______ N đợ ượ ửc x lý b ng quỹ d phòngằ ự
T l n đỷ ệ ợ ượ ửc x lý b ng qũy DPRR = —ằ --- - - -rf —--- × 100% T ng d nổ ư ợ
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD. Như vậy, ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao (thường là 2% trở lên) tương ứng với tỷ lệ mất vốn lớn, chất lượng TD thấp.
b) Chỉ tiêu định tính
Mô hình 6 C
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu KH có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh - 6C” của KH bao gồm:
+ Tư cách người vay (Character): Cán bộ cho vay phải chắc chắn rằng người vay có mục đích TD rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
+ Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của KH.
+ Thu nhập của người vay (Capital - Cashflow): xác định nguồn trả nợ của KH vay. + Bảo đảm tiền vay (Collateral): xác định TSĐB của KH, nguồn trả nợ thứ hai của KH.
+ Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
+ Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Ngoài ra, còn có các mô hình đánh giá như:
- 5P (dựa trên các yếu tố: Purpose - Mục đích vay vốn, Payment - Thanh toán nợ vay, Protection - Bảo đảm cho khoản vay, Policy - chính sách, Pricing - Định giá khoản vay),
Nhóm đánh giá CAMPARI (dựa trên các yếu tố: Character - Tư cách của KH vay vốn, Ability - Năng lực của KH, Magin - mức lãi suất biên, Purspose - Mục đích vay vốn, Amount - Giá trị khoản vay, Repayment - Hoàn trả nợ vay , Insurance - Bảo đảm cho khoản vay).