Khảo sát tình hình hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Vietinbank Cẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 029 (Trang 62 - 69)

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với KHBL dao động trên dưới 1,5% trong giai đoạn 2016 - 2018. Đặc thù của các khoản vay bán lẻ thường có rủi ro nhiều hơn so với các khoản vay cho KH lớn, KH vừa và nhỏ. Có thể thấy chi nhánh luôn giữ chỉ tiêu này ở mức tốt (< 2%) so với mặt bằng chung của các Ngân hàng trên địa bàn. Chi nhánh trích lập dự phòng theo đúng quy định của pháp luật và TSC. Ngoài các văn bản, thông tư của nhà nước, Vietinbank còn đưa ra các quy đinh cụ thể rõ ràng đối với việc trích lập cụ thể cho từng loại TSĐB khác nhau.

2.2.4. Khảo sát tình hình hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh VietinbankCẩm Phả Cẩm Phả

a) Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài xoay quanh tình hình RRTDBL tại chi nhánh Cẩm Phả, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế RRTDBL. Trong khuôn khổ của đề tài, để giải đáp các câu hỏi đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp định tính nhằm tập trung phân tích những nguyên nhân của các RRTDBL bằng việc thăm dò ý kiến của các CBTD, từ đó đưa ra các hướng giải quyết nhằm hạn chế RRTDBL cho chi nhánh.

b) Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các nguyên nhân gây ra hạn chế RRTDBL từ đó đưa ra những giải pháp được đánh giá bới 57 CBTD của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả.

Lựa chọn mẫu nghiên cứu

Để đảm bảo thông tin thu về được chính xác, độ tin cậy cao, tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc điều tra trực tiếp từ bảng hỏi. Nghiên cứu được gửi tới 57 CBTD trên toàn chi nhánh

d) Thực hiện điều tra

Quá trình điều tra gồm 2 bước:

Bước 1: Xây dựng bảng hỏi: Nghiên cứ tiến hành thu thập thông tin thông qua điều tra khảo sát dựa vào bảng hỏi. Bộ bảng câu hỏi được xây dựng trên bao gồm các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi lụa chọn. Bộ bảng hỏi bao gồm 8 câu hỏi, bao gồm các câu hỏi về đánh giá nguyên nhân của các RRTDBL hiện nay tại chi nhánh và các giải pháp mà tác giả đưa ra cho chi nhánh có phù hợp hay không.

Bước 2: Tiến hành điều tra, thu thập thông tin: Nghiên cứu tiến hành gửi bảng câu hỏi đến 57 CBTD của chi nhánh trong khoảng thời gian từ 1/3/2019 và kết thúc ngày 30/3/2019. 57 bảng hỏi đã được gửi tới các CBTD và nhận lại được 57 câu trả lời từ các CB, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó 19 cán bộ là nam, 38 cán bộ là nữ. Đa phần các cán bộ TD còn trẻ, cụ thể 48% các cán bộ TD dưới 30 tuổi, 44% các cán bộ TD từ 30 đến 40 tuổi, còn lại 8% cán bộ TD trên 40 tuổi. Mặc dù tỷ lệ cán bộ TD trẻ tham gia điều tra nhưng các cán bộ đều là những người có kinh nghiệm, chỉ có 16% các cán bộ có dưới 2 năm kinh nghiệm. Còn các cán bộ có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm chiếm 32%, đối với các cán bộ từ 5 đến 8 năm là 40%, còn lại là 12% các cán bộ có trên 8 năm kinh nghiệm. Từ đó, việc đánh giá sẽ trở nên xác thực hơn.

e) Phân tích kết quả nghiên cứu

trình cấp TD Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng

1. Quá trình thu thập thông tin, thẩm định KH và đo lường rủi ro

0% 12,28% 87,72%

2. Ra quyết định cấp TD 0% 56,14% 43,86%

3. Kiểm tra, giám sát sau giải ngân 0% 36,84% 63,16% 4. Cảnh báo nợ có vấn đề và thu hồi nợ 0% 42,11% 57,89%

Các cán bộ chỉ ra, trong quy trình cấp TD đối với khách hàng, tất cả các bước đều

Mức độ đánh giá Không phổbiến Ít phổbiến biếnPhổ I. Nguyên nhân khách quan

1. Do hệ thống pháp lý còn nhiều bất cập 19,3% 78,95% 1,75% 2. Cơ chế thị trường tiền tệ của NHNN chưa phù

hợp

24,57% 73,68% 1,75% 3. Hoạt động kiểm tra, giảm sát chưa hiệu quả, hệ

thống thông tin chưa hoàn thiện

0% 33,33% 66,67%

4. Môi trường kinh tế không ổn định (khủng hoảng, 0% 42,11% 57,89% lạm phát, hội nhập,...)

II. Nguyên nhân từ phía KH

1. Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch 0% 24,57% 75,43% 2. Sử dụng vốn vay sai mục đích 15,8% 50,87% 33,33% 3. Tình trạng lừa đảo ngày càng tăng 29,83% 61,4% 8,77%

III. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

1. Chính sách TD chưa hợp lý 68,42% 22,81% 8,77%

2. Chinh sách TD chưa tuần thủ quy chế và quy

trình cho vay 100% 0% 0%

3. Thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay 8,76% 35,1% 56,14% 4. Hệ thống kiểm tra nội bộ chưa tốt 50,88% 36,84% 12,28% 5. Trình độ chuyển môn và đạo đức nghề nghiệp

của một số cán bộ TD chưa tốt 6,98% 71,92% 21,1%

chọn nó rất quan trọng và 36,84% cán bộ chọn quan trọng cũng thể hiện được các cán bộ tại chi nhánh luôn đề cao cảnh giác trong việc kiểm tra sau giải ngân nhằm đảm bảo KH trả nợ đúng hạn, không gây tính trạng nợ xấu cho NH. Cảnh báo nợ có vấn đề và thu hồi nợ ở vị trí thứ 3 với 5,89% cán bộ đánh giá bước này rất quan trọng. Cuối cùng là việc ra quyết định cấp TD với 43,86% chọn nó rất quan trọng, 56,14% chọn quan trọng do phải có sự đồng ý của cấp trên thì mới có thể ra quyết định cấp TD.

Mức độ đánh giá Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng

1. Nâng cao nghiệp vụ phân tích TD 0% 52,63

% 47,37%

2. Nâng cao chất lượng thông tin TD 0% 35,09 %

64,91% 3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ

cán bộ và tư cách đạo đức

0% 71,93

% 28,07%

4. Tăng cường công tác kiểm tra nợ sau vay và hoạt động giải ngân

0% 12,28

% 87,72%

về hệ thống pháp lý và chính sách tiền tệ đều ít phổ biến với tỷ lệ lần lượt là 78,95% và 73,68%. Trong giai đoạn hội nhập với quốc tế hiện nay, các cán bộ đánh giá nguyên nhân môi trường kinh tế không ổn định phổ biến chiếm 57,89%. Hoạt động kiểm tra của NHNN, và hệ thống thông tin chưa hoàn thiện được các cán bộ đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhóm nguyên nhân khách quan với tỷ lệ 66,67%.

Đối với các nguyên nhân từ phía KH, các cán bộ cho rằng tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay với 75,43% ý kiến đông tình về sự phổ biến của nó. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích chiếm tỷ trọng nhỏ hơn với 33,33% cán bộ cho là phổ biến, 50,87% cán bộ cho là ít phổ biến và 15,8% cán bộ cho là không phổ biến. Cuối cùng là tình trạng lừa đảo hiện nay được đánh giá là không phổ biến (29,83%) hoặc ít phổ biến (61,4%).

Hiện nay, quy trình TD của Vietinbank được đánh giá là khá chặt chẽ khi quá trình xét duyệt đều có các mức chặn ở từng cấp có thẩm quyền nên tình trạng lừa đảo gần như là không xảy ra. Do đó, 68,42% các cán bộ cho rằng yếu tố về chính sách TD chưa hợp lý là không phổ biến. Chính sách TD của Ngân hàng Vietinbank dựa trên các quy định của pháp luật, nên 100% các cán bộ khẳng định chính sách TD tuần thủ pháp luật. Nguyên nhân về thiếu kiểm tra sau cho vay được 56,4% các cán bộ cho là phổ biến. Trên thực tế việc kiểm tra sau vay chưa được các cán bộ thực hiện tốt làm tăng khả năng có nợ xấu của ngân hàng. Hệ thống kiểm tra nội bộ chưa tốt là nguyên nhân mà 50,88% cán bộ cho là chưa phổ biến. Cuối cùng là trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp được 71,92% các cán bộ đánh giá là ít phổ biến.

5. Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu 0% 73,68

% 26,32%

6. Hoàn thiện quy trình cấp TD phù hợp và hiệu quả

0% 82,45

% 17,55%

7. Hoàn thiện công cụ nhận diện rủi ro 0% 84,21% 15,79% 8. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm

soát nội bộ

0% 31,58

% 68,42%

9. Củng cố, hoàn thiện các phần mềm đánh giá, XHTD, quản trị RRTD và dữ liệu KH

0% 85,96

% 14,04%

Mức độ đánh giá Không

quan trọng Quantrọng Rất quantrọng

Hầu hết các cán bộ đều thống nhất với các giải pháp đã đưa ra, và đặc biệt quan tâm

đến tăng cường công tác kiểm tra nợ sau vay và say giải ngân với 87,72% các cán bộ đồng tình với ý kiến rất quan trọng. Thực tế, khả năng thanh toán của KH luôn thay đổi do biến động trong quá trình kinh doanh, trong thu nhập của KH có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ, nên để đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho NH, cần thường xuyên kiểm tra nợ sau vay và sau giải ngân. Thông tin vay vốn của KH đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục vụ quản lý, điều hành, thanh tra, giảm sát TD một cách hiệu quả. Thông tin càng rõ ràng thì việc đánh giá rủi ro về KH càng hiệu quả, nên 64,91% cán bộ cho rằng việc nâng cao chất lượng thông tin TD là rất quan trọng. Cuối cùng là công tác kiểm soát nội bộ quyết định sự thành bài của một NH. Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì việc phát hiện và xử lý rủi ro sẽ được thực hiện kịp thời, hiệu quả hơn. Do đó, 68,42% cán bộ đánh giá việc kiểm soát nội bộ là rất quan trọng. Các giải pháp còn lại cũng được các cán bộ quan tâm đến khi các giải pháp này phần lớn được đánh giá là quan trọng, Cụ thể là: 52,63% cán bộ cho là quan trọng đối với giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ phân tích TD, bồi dường trình độ đạo đức được 71,93% cán bộ tích quan trọng, 73,68% đối với các giải pháp ngăn ngừa xử lý nợ xấu, 84,21% và 85,96% lần lượt cho giải pháp hoàn thiện công cụ nhận diện rủi ro và giải pháp về hoàn thiện các phần mềm đánh giá, XHTD cùng với dữ liệu KH.

Bảng 2.11: Giải pháp về hạn chế thiệt hại, bù đắp tổn thất RRTDBL tại chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả

1. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay trong quá trình cấp TD

0% 68,42

% 31,58%

2. Nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD

0% 59,65 %

40,35%

3. Tăng cường hiệu quả công tác xử lý NQH, nợ xấu

0% 63,15 %

Các cán bộ đều đồng ý đối với sự quan trọng của các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, bù đắp tổn thất RRTDBL đối với chi nhánh với vị trí đầu tiên là sử dụng các công cụ bảo hiển và bảo đảm tiền vay trong quá trình cấp TD với tỷ lệ là 68,42% cán bộ cho rằng giải pháp này quan trọng và 31,58% cán bộ đánh giá rất quan trọng. Hiện nay tại chi nhánh, các công cụ về bảo hiểm và bảo đảm tiền vay được các CBTD khuyến khích KH mua nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền vay, giúp các TCTD nói chung và NH nói riêng dễ dàng kiểm soát chất lượng tín dụng. Đứng vị trí thứ hai đó là tăng cường hiệu quả công tác xử lý NQH, nợ xấu với tỷ lệ 63,15% quan trọng và 36,85% rất quan trọng. Việc tăng cường công tác xử lý NQH, nợ xấu nhằm đảm bảo thu hồi được vốn cả gốc và/hoặc lãi, đóng góp vào công tác hạn chế RRTDBL của ngân hàng. Cuối cùng là công tác trích lập dự phòng RRTD cũng đóng một vai trò quan trọng khi việc trích lập DPRR nhằm dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản NQH, nợ xấu xảy ra trong quá trình cho vay. Do đó, các cán bộ thống nhất với 59,65% quan trọng, 40,35% rất quan trọng.

f) Kết luận

Các CBTD tại Vietinbank Cẩm Phả nhận thấy RRTD bán lẻ tại Chi nhánh Cẩm Phả dẫn đến bởi nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan thường xảy ra do hoạt động thanh kiểm tra và giảm sát chưa hiệu quả, hệ thống thông tin chưa hoàn thiện và tình hình kinh tế chung có nhiều bất lợi như khủng hoảng, lạm phát, hội nhập,... Nguyên nhân đến từ phía KH chủ yếu do năng lực tài chính yếu kém, thiếu tính minh bạch, sử dụng vốn vay sai mục đích. Điều ảnh hưởng đến quản trị RRTDBL nhất xuất phát từ việc thiếu kiểm tra, giảm sát say vay, hệ thống kiểm tra nội bộ và trình độ chuyển môn, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ cán bộ còn chưa tốt. Trong quá trình cấp

TD, việc tìm kiếm thông tin, đánh giá thẩm định KH và đo lường rủi ro, kiểm tra sau giải ngân cùng với việc cảnh báo và thu hồi nợ có vấn đề luôn được các cán bộ coi trọng, mang tính quyết định đến kết quả của các khoản vay sau này. Hầu hết các cán bộ đều thống nhất với các giải pháp đã đưa ra, và đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thông tin TD, hoàn thiện công cụ nhận diện rủi ro.

Qua bảng khảo sát có thể thấy sự thống nhất giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế diễn ra tại VietinBank Cẩm Phả. Căn cứ vào kết quả khảo sát có thể đưa ra một số nhận định về thực trạng và xây dựng các giải pháp phù hợp để giảm thiểu RRTD tại VietinBank Cẩm Phả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả giai đoạn 2016 2018 khoá luận tốt nghiệp 029 (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w