Nhân tố thuộc về KH
Việc ngân hàng thực hiện công tác hạn chế RRTD có hiệu quả hay không, không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà còn phụ thuộc vào KH vay vốn. RRTD xảy ra khi KH vay vốn ngân hàng không trả được nợ và lãi đúng hạn do chủ quan như: dự án, phương án sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả, do sử dụng vốn sai mục đích đã đưa ra trong đơn vay vốn hoặc cá biệt có trường hợp KH cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn vay.. .Đối với KHBL thường gặp rủi ro do thiên tai như mất mùa, dịch bệnh, hoặc rủi ro trong đời sống như ốm đau, tai nạn hoặc bị chết.
Nhân tố thuộc về Ngân hàng
Thứ nhất: Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của CBTD
Chất lượng CBTD bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là nhân tố đầu tiên trực tiếp ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD của NHTM.
Khi CBTD có thái độ chủ quan, quá tín tưởng vào KH quen của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra đánh giá người vay, tính khả thi của phương án xin vay .... sẽ dẫn đến việc cho vay vượt quá khả năng chi trả của KH. Bên cạnh đó nếu coi tài sản đảm bảo là điểm xuất phát, là điều kiện tiên quyết khi xét duyệt một khoản tín dụng mà coi nhẹ công tác thẩm định thì có thể ngân hàng sẽ bỏ lỡ những khoản vay có chất lượng tốt. Như vậy, phải kể đến rủi ro đạo đức của một bộ phận cán bộ liên quan đến cho vay vốn, cố ý làm trái quy định về cấp tín dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm ... là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác hạn chế rủi ro của ngân hàng.
Về phía ngân hàng, việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh chưa toàn diện, trình độ cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu, quản lý việc phát tiền vay cho KH, sử dụng vốn vay và theo dõi tình hình hoạt động của KH thiết chặt chẽ; thiếu khả năng hạn chế rủi ro. Việc đánh giá sai trong khi xem xét các yếu tố pháp lý hoặc không
phát hiện được các sai sót trong hồ sơ chứng từ cho vay để phát sinh RRTD cũng có thể là do CBTD có những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, cho vay vì mưu lợi cá nhân.
Thứ hai: Do Quy trình và chính sách tin dụng của ngân hàng.
Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng xảy ra RRTD. Quy trình tín dụng sẽ quy định rõ ràng từng khâu trong công việc và trách nhiệm cụ thể của cán bộ có liên quan. Nếu quy trình tín dụng hợp lý, ngân hàng sẽ có một quy trình cho vay khoa học, tạo điều kiện cho CBTD dễ dàng quản lý được khoản vay. Ngược lại, nếu một quy trình tín dụng quá phức tạp sẽ gây khó khăn cho cả ngân hàng và KH. Quy trình tín dụng là một công cụ của công tác hạn chế RRTD và có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác này, mỗi ngân hàng nên có biện pháp hoàn thiện quy trình phù hợp với đặc điểm của mình.
- Chính sách tín dụng: Một chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế thì sẽ tạo điều kiện cho CB TD trong việc ra quyết định cho vay. Kinh nghiệm cho thấy, sự hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất không chỉ là điều kiện tốt cho công tác hạn chế RRTD mà còn có ảnh hưởng tích cực đến mọi hoạt động của ngân hàng.
Khi đưa ra một chính sách tín dụng mà ngân hàng qua nhấn mạnh vào lợi nhuận và kế hoạch phát triển trong tương lai thì chất lượng khoản vay cũng không được đảm bảo. Nếu ngân hàng chỉ nhằm tới mục tiêu có lợi nhuận trọng cho vay lớn mà xem nhẹ chất lượng khoản vay thì nguy co RRTD của ngân hàng là rất cao. Như vậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD của NHTM.
Mô hình đánh giá RRTD: Mỗi ngân hàng phải hình thành và đưa vào sử dụng một mô hình RRTD một cách thống nhất và hiệu quả. Mô hình này phù hợp với tính chất, quy mô và độ phức tạp của các hoạt động thuộc ngân hàng đó. Ngoài ra, nếu các mô hình đánh giá RRTD không được cập nhật với những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, thì mô hình đó cũng không phát huy được hiệu quả và ảnh hưởng đến kết quả đánh giá RRTD của ngân hàng.
Môi trường kinh tế xã hội là tổng hợp các mối quan hệ và xã hội, xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc hạn chế RRTD từ cả phía ngân hàng và KH.
Môi trường kinh tế xã hội tác động đến người vay theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến thu nhập của người vay. Đối với ngân hàng, môi trường xã hội tác động để ngân hàng có thể tìm thấy thông tin phục vụ cho việc thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Kll... Qua đó, ngân hàng có thể xem xét được khả năng rủi ro và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Tóm lại, mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều tiềm ẩn rủi ro. Với đặc trưng hoạt động của mình, ngân hàng cũng chứa đựng nguy cơ rủi ro cao, đặc biệt là RRTD. RRTD thường xuyên xảy ra và khi xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. TD cá nhân ngày càng phát triển ở các ngân hàng, cùng với sự gia tăng đó là hàng loạt các yếu tố mới phát sinh, trong đó có những yếu tố mang lại nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải thực hiện công tác hạn chế RRTD cá nhân, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiện nay, với xu hướng phát triển trở thành các Ngân hàng bán lẻ của các NHTM tại Việt Nam, tình hình TDBL được đánh giá là tăng trưởng mạnh mẽ. Tăng trưởng nóng thường đi kèm với các RRTD tiềm ẩn xảy ra trong các khoản vay. RRTDBL có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân khách quan như về chế độ pháp lý, chính sách tiền tệ, hay thời kỳ hội nhập của đất nước.... đến các rủi ro xảy ra từ phía KH, từ phía các NHTM. Việc đo lường và kiểm soát các hoạt động hạn chế RRTDBL có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hoạt động kinh doanh hiện nay của NH. Chương 1 đã thực hiện đưa ra các khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong việc cấp TD đối với các KHBL của các NHTM và các chỉ tiêu đánh giá công tác hạn chế RRTDBL từ đó làm nền tảng để phân tích thực trạng hạn chế RRTDBL tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI