a) Nhận diện và phân loại rủi ro
Phần mềm Cảnh báo sớm nợ rủi ro được khối công nghệ thông tin của Vietinbank xây dựng dành cho toàn hệ thống, theo đó, mọi thông tin, dữ liệu được quản lý tập trung theo một hệ thống. Quá trình cảnh báo rủi ro gồm các bước sau:
* Bước 1: Tập hợp các dữ liệu
Sử dụng các “chỉ báo sớm” - là các dấu hiệu nhận biết KH có khả năng phát sinh rủi ro gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH, được phân loại thành hai loại:
- Chỉ báo nội bộ trong hệ thống về sự thay đổi của các yếu tố: Dòng tiền về tài khoản của KH tại Vietinbank; Tỷ lệ sử dụng hạn mức tại Vietinbank; Lịch sử quá hạn tại Vietinbank.
- Chỉ báo từ nguồn bên ngoài được nhập thủ công hoặc chạy tự động, gồm các nội dung:
+ Kiểm tra sau cho vay định kỳ được thực hiện bởi CB QHKH tại Chi nhánh trong báo cáo kiểm tra sau cho vay (được thực hiện 3 tháng một lần).
+ Phân tích tài chính định kỳ hàng quý được thực hiện bởi CB QHKH tại các chi nhánh: thu thập thông tin về tình hình tài chính KH nhằm cung cấp hồ sơ cho bộ phận cảnh báo nợ rủi ro thuộc Hội sở để cập nhật đầy đủ các thông tin và lưu trữ hồ sơ vào hệ thống, dựa vào sự phân tích các chỉ tiêu đánh giá tài chính và đưa ra kết luận về tình hình tài chính của KH có khả quan không.
* Bước 2: Thiết lập, cung cấp dữ liệu
Sau khi cung cấp đầy đủ các thông tin của KH vào hệ thống, hệ thống sẽ tự động phân tích, đánh giá và xếp hạng KH. Đồng thời, hiển thị thành Biểu đồ cảnh báo theo ba trường hợp: Xanh - KH bình thường, Vàng - Dấu hiệu nhắc nhở, Đỏ - Dấu hiệu cảnh báo.
* Bước 3. Xử lý thông tin
Căn cứ thông tin từ Biểu đồ cảnh báo, bộ phận cảnh báo nợ tiềm ẩn rủi ro thuộc Hội sở chính sẽ so sánh thông tin với cơ sở dữ liệu hiện có và tham khảo các nguồn thông tin khác nhằm phát hiện các sai khác về dữ liệu, mâu thuẫn với các nguồn thông tin khác nhằm điều chỉnh, bổ sung thêm thông tin và xác định KH ở trạng thái Đỏ.
* Bước 4. Điều tra và đề xuất kế hoạch hành động
Các KH ở trạng thái Đỏ được các CB QHKH đánh giá hồ sơ tài chính do chi nhánh cung cấp.
Sau quá trình phân tích tổng quan thông tin về KH, các cán bộ sẽ đưa ra các phương án giải quyết: Nếu KH thỏa mãn các điều kiên của Vietinbank thì đưa KH về trạng thái xanh hoặc đưa KH vào danh sách theo dõi.
* Bước 5: Quản lý, giám sát đối với KH trong thời gian theo dõi
Thời gian để giảm sát các KH nằm trong danh sách theo dõi là 60 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định. Nếu phát hiện KH có NQH trong quá trình theo dõi thì đôn đốc KH trả nợ hoặc chuyển sang bộ phận quản lý nợ để theo dõi và giục thu nợ với quy trình nghiêm ngặt hơn.
b) Đo lường rủi ro
Vietinbank đã phát triển phần mềm về chấm điểm và XHTD. Và kết quả sẽ được sử dụng để:
- Làm cơ sở ra quyết định cấp và xác định hạn mức vay vốn của KH
- Làm cơ sở phân loại nợ để trích lập dự phòng RRTD theo quy định của NHNN và Vietinbank
* Các chỉ tiêu chấm điểm và XHTD bao gồm::
(1) Thông tin cá nhân
+ Tuổi
+ Trình độ học vấn
+ Tiền án tiền sự
+ Tình trạng sở hữu nhà ở
+ Có hợp đồng Bảo hiểm mà Vietinbank là người thụ hưởng
+ Kế hoạch về người kế nhiệm chủ hộ kinh doanh
+ Tình trạng hôn nhân
+ Số người phụ thuộc
+ Cơ cấu gia đình
+ Loại hình công tác
+ Lĩnh vực hoạt động của công ty
+ Vị trí công tác
+ Hình thức trả lương
+ Hình thức hợp đồng lao động
+ Tính trạng sức khỏe
(2) Quan hệ với Vietinbank và các tổ chức
+ Số lần gia hạn nợ (cả gốc hoặc/và lãi) trong 12 tháng qua
+ Số lần điều chỉnh kỳ hạn nợ (cả gốc hoặc/và lãi) trong 12 tháng qua
+ Tỷ trọng số dư tiền gửi BQ và GTCG tại Vietinbank/Tổng dư nợ BQ của KH tại Vietinbank trong 12 tháng qua
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) +/- so với 2016 Số tiền Tỷ trọn g (%) Tỷ lệ (%) +/- so với 2017 Tổng dư nợ KHBL 753,78 100 1036,9 5 100 37,57 1396,62 100 34,69
(3)Các thông tin liên quan đến cơ sở kinh doanh
+ Ghi chép sổ sách kế toán
+ Số năm làm việc bình quân của người lao động chính tại cơ sở kinh doanh
+ Quyền sở hữu đối với địa điểm kinh doanh
+ Rủi ro liên quan đến lĩnh vực kinh doanh
Sau khi nhập dữ liệu về KH vào phần mềm, phần mềm sẽ đưa ra điểm để từ đó xếp KH vào các nhóm KH từ loại tối ưu AAA đến loại D là loại rất kém. Để từ đó, đề xuất xem có cho KH vay hay không.
(4) Kế hoạch kinh doanh
+ Sản phẩm dự kiến kinh doanh
+ Kinh nghiệm SXKD
+ Đối tượng KH của kế hoạch kinh doanh
+ Số nhà cung cấp chính chiếm 50% chi phí giá vốn của hộ kinh doanh trong những năm tài chính gần nhất
+ Số năm trung bình hộ kinh doanh có quan hệ với nhà cung cấp chính
* về quy trình cấp TD đối với phân khúc KHBL được thực hiện:
Bước 1: tìm kiếm, tiếp cận KH (thực hiện bởi các CB QHKH chi nhánh)
+ Thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng của Khối KHBL/ và ban giám đốc chi nhánh
+ Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn KH chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp TD theo quy định của NHCT
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp TD do CB QHKH thực hiện
+ Thu thập, tiếp nhận, đối chiếu, rà soát hồ sơ KH theo phụ lục hướng dẫn danh mục hồ sơ cấp và quản lý TD
+ Dựa trên các thông tin KH cung cấp và các thông tin thu thập thực tế khác, lập tờ trình đánh giá, thẩm định và đề xuất cấp TD
+ Xác định hạng KH
+ CB TĐTD rà soát, thẩm định hồ sơ đề xuất cấp TD; ghi ý kiến đồng ý/ không đồng ý cấp TD và điều kiện kèm theo nếu có, ký tờ trình
+ CB QHKH hỗ trợ, phối hợp cùng CB TĐTD đàm phán các nội dung và điều kiện cấp TD
+ Xác định cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
- Bước 4: Tái thẩm định: CB phê duyệt TD đánh giá các nội dung, đưa ra đề xuất chủ trương cấp TD
- Bước 5: Phê duyệt/ quyết định TD
- Bước 6: Thông báo phê duyệt/quyết định TD - Bước 7: Sọan thảo, ký kết HĐCTD
- Bước 8: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm cấp TD (nếu có) - Bước 9: Bàn giao, rà soát hồ sơ cấp TD
- Bước 10: Giải ngân theo HĐCTD đã ký kết
- Bước 11: Kiểm tra, giám sát sau cấp TD và quản lý thu hồi nợ - Bước 12: Xử lý các phát sinh
- Bước 13: Thanh lý HĐCTD - Bước 14: Lưu hồ sơ cấp TD