Nhận diện RRTD:
KH của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp. Tính chính xác trong việc đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay được quyết định bởi sự hiểu biết của ngân hàng về KH. Mức độ hiểu biết về KH phụ thuộc vào lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được và khả năng xử lý hiệu quả các thông tin đó. Nguồn thông tin đầu tiên về KH mà ngân hàng có thể tiếp cận được là thông qua bộ hồ sơ vay vốn mà KH cung cấp.
Để nhận biết những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay, CBTD thường tiến hành xem xét KH và phương án vay vốn trên những khía cạnh như: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của KH, tính khả thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay.
Công cụ hạn chế rủi ro tín dụng:
An toàn tín dụng là một nội dung chính trong hạn chế RRTD của NHTM. Để hạn chế RRTD, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra những công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó. Sau đây là các công cụ chính để quản ly rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM.
- Quy trình tín dụng
Quy trình cho vay và quản lý TDBL được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của KH
cá nhân. Quy trình tín dụng là các bước (hoặc nội dung công việc) mà CBTD, các phòng, ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ vốn vay cho KH.
Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất sẽ giúp CBTD quản lý khoản vay một cách chặt chẽ, tránh sự chủ quan, tuỳ tiện, duy ý chí. Ve cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay.
(1) Giai đoạn trước khi cho vay
Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản vay. Thông qua nội dung phân tích, CBTD sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho KH hay không.
Kiểm tra về hồ sơ cho vay: Cần đánh giá chính xác về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ cho vay. Đặc biệt, cần lưu ý đến tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ ... Đối với đơn xin vay, cần làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền. Phương án sản xuất kinh doanh cần phải làm rõ những điều kiện cụ thể thực hiện phương án, dự án, môi trường kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đối với phương án hoàn trả, phải xác minh chính xác nguồn thu nhập, mức lương .Trong giai đoạn này, CBTD cần tổng hợp thông tin về KH và phương án vay vốn, sau đó tiến hành phân tích gồm: đánh giá tổng thể về KH và phương án trả nợ, biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng về nguồn tiền trả nợ của KH, khả năng bảo đảm tiền vay và biện pháp quản lý kiểm soát của ngân hàng về tài sản đảm bảo tiền vay của KH.
(2) Giai đoạn trong khi cho vay
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân, Ngân hàng sẽ tiến hàng kiểm soát KH theo các nội dung như: sử dụng tiền vay đúng mục đích, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ không ..Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về KH. Quá trình đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và KH giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của CBTD. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy
chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đang đứng trước nguy cơ RRTD, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.
Neu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân hàng có thể đánh giá đựơc mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vay vốn sẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra RRTD.
(3) Giai đoạn sau khi cho vay
Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản vay an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là RRTD đã xảy ra. Lúc này CBTD phải xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc KH không thanh toán được nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các hướng dẫn trong quy trình tín dụng sẽ giúp cán bộ ngân hàng lựa chọn giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế thiệt hại do RRTD gây ra.
Tóm lại, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi KH đặt quan hệ tín dụng cho đến khi ngân hàng duyệt kế hoạch vay vốn, kí hợp đồng vay vốn với KH và thực hiện các cam kết theo hợp đồng. Sau khi đã cho vay, ngân hàng cần kiểm tra xem KH sử dụng tiền vay có đúng mục đích..., việc hoàn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn không. Các ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình tín dụng để xây dựng quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện, xoá bỏ cơ chế “biểu mẫu”, thủ tục cồng kềnh, thiếu trọng tâm của các quy trình tín dụng, ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, giảm bớt công tác phân tích thủ công, vừa tốn kém thời gian vừa không chính xác.