Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 27)

5. Kết cấu của khóa luận

1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

a. Mức độ đầy đủ trong việc thực hiện các quy định pháp lý

Việc thực hiện các hoạt động ngân hàng nói chung và thực hiện bảo đảm tiền vay nói riêng đều chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo lợi ích của mình, các ngân hàng cần phải thực hiện việc bảo đảm tiền vay một cách thận trọng, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Khi xem xét nhận một tài sản làm TSBĐ, ngân hàng cần phải xem xét tài sản đó thuộc về ai, có được phép giao dịch không, có đang bị tranh chấp không, có được mua bảo hiểm theo đúng quy định không.

Bên cạnh đó, đối với những tài sản bắt buộc phải thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm ngân hàng cũng phải tiến hành kịp thời. Việc đăng kí giao dịch bảo đảm không phải là bắt buộc đối với mọi tài sản, tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí khi thực hiện nghiệp vụ này nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng cũng như giảm thiểu những tổn thất cho ngân hàng sau này.

Việc ngân hàng tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý sẽ đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng trong trường hợp xảy ra các tranh chấp, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay.

Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12

được xu thế biến động của thị trường của những TSBĐ đó sẽ giúp ngân hàng có định hướng và chính sách để lựa chọn những TSBĐ phù hợp, hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay. Chẳng hạn, trong thời kì bất động sản đóng băng, giá trị sụt giảm, khó thanh lý thì việc nhận những tài sản này làm TSBĐ thường sẽ hạn chế hơn.

b. Quy trình quản lý TSBĐ

Quản lý TSBĐ là một trong những bước quan trọng trong quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay, đặc biệt là đối với các hình thức bảo đảm mà ngân hàng không trực tiếp nắm giữ TSBĐ.

Nếu quá trình này được thực hiện một cách nghiêm túc, TSBĐ được theo dõi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và hiệu quả, ngân hàng có thể biết được tình trạng các TSBĐ và có thể kịp thời phát hiện các sự cố liên quan làm giảm giá trị TSBĐ hay các giấy tờ liên quan so với dự kiến nêu tại hợp đồng bảo đảm, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp, giảm rủi ro cho ngân hàng, qua đó nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay và ngược lại.

c. Quy trình xử lý TSBĐ

Trong trường hợp khách hàng vay vốn hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ sẽ được ngân hàng tiến hành xử lý để thu hồi nợ. TSBĐ được có thể được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận giữa các bên. Một quy trình xử lý tài sản hiệu quả, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ, tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh gây ứ đọng vốn, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo lợi ích cho ngân hàng, từ đó chất lượng bảo đảm tiền vay sẽ được nâng cao. Ngược lại, nếu ngân hàng xử lý TSBĐ không tốt, không có những biện pháp thuyết phục, thỏa thuận với khách hàng thích hợp, lợi ích

Khóa luận tốt nghiệp 16 Học viện Ngân hàng

của các bên mâu thuẫn với nhau thì rất dễ xảy ra tranh chấp, trong trường hợp các bên không giải quyết được phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án thì ngân hàng có thế tốn nhiều thời gian, chi phí, khoản nợ có thể không thu hồi được đầy đủ, gây tổn thất cho ngân hàng. 1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng a. Tỷ lệ bảo đảm của TSBĐ _... ... G iá trị kh O ản vay Tỷ lệ bảo đảm TSBĐ = “ * "'⊂ .100% j G i á trị T S B Đ

Giá trị khoản vay là số tiền ngân hàng cho khách hàng vay.Giá trị TSBĐ là giá trị mà ngân hàng thẩm định TSBĐ khi kí kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm.Chỉ tiêu này cho biết cứ 100đồng giá trị TSBĐ thì ngân hàng đáp ứng khách hàng khoản vay có giá trị bằng bao nhiêu, qua đó phản ánh mức độ bảo đảm hay là mức độ bù đắp vốn của TSBĐ.

Tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ mức độ bù đắp vốn của TSBĐ càng cao.Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này thấp quá thì có thể sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng cũng như ảnh hưởng tới khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nếu tỷ lệ này quá cao sẽ gây rủi ro cho ngân hàng, ảnh hưởng tới việc thu hồi nợ cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.Các ngân hàng thường cố gắng duy trì tỷ lệ này trong khoảng 50% đến 80%.

Để tính toán được chỉ tiêu này chính xác, ngân hàng cần phải thực hiện tốt công tác thẩm định giá tài sản, đồng thời phải nắm bắt được xu hướng biến động giá trong tương lai cũng như mức độ hao mòn của tài sản theo thời gian để đánh giá đúng

giá trị TSBĐ và đưa ra mức cho vay phù hợp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải dự

tính được những chi phí để xử lý tài sản.

b. Mức độ thu hồi vốn

λλ ., , λ. A G iátrịT S B Đthu được kh ixửlý______ Mức độ thu hồi vốn =---.100%

NợcầnphảixửlýTS B Đ

Giá trị TSBĐ thu được khi xử lý là số tiền ngân hàng thu được sau khi bán TSBĐ và đã trừ đi các chi phí liên quan như chi phí bảo quản, xử lý tài sản.

Khóa luận tốt nghiệp 17 Học viện Ngân hàng

Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đồng giá trị tài sản thu được khi xử lý thì bù đắp được bao nhiêu đồng nợ cần xử lý TSBĐ, qua đó phản ánh khả năng thu hồi nợ có khả năng mất vốn của TSBĐ đồng thời phản ánh chất lượng công tác định giá, quản lý, xử lý tài sản của mỗi ngân hàng. Tỷ lệ này bằng 1 là tối ưu, tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ này ở các ngân hàng thường khoảng0.8.

c. Tỷ lệ số món vay xử lí được TSBĐ so với số món vay có TSBĐ cần xử lý

Tỷ lệ số món vay xử lí được TSBĐ so với số món vay có TSBĐ cần xử lý ỉ ố mó nva yx ửlýđượ C T S B Đ nó nvay CóT S B Đ C ầnđượ Cxửlý . 100%

Tỷ lệ này cho biết trong số 100 các món vay có TSBĐ cần được xử lý, có bao nhiêu món vay có thể xử lý được TSBĐ.Tỷ lệ này càng cao càng tốt, và tối ưu là bằng 1.

Tỷ lệ này phản ánh chất lượng công tác thẩm định TSBĐ. TSBĐ không xử lý được có thể do việc thẩm định về tính pháp lý, tính thanh khoản của tài sản chưa tốt, hoặc cũng có thể công tác quản lý, giám sát TSBĐ không hiệu quả, tài sản có thể bị hư hỏng khiến không thể xử lý được tài sản.

d. Tình hình định giá tài sản

Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị được định giá

G iá trị thị trườ ng Của T S B Đ -⅛⅛7≡≡⅜≡τ÷τ. 100%

G iá trị T S B ĐđượC đị nh g i á

Giá trị thị trường của TSBĐ là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua, và một bên người bán sẵn sàng bán trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường (hoặc giá được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa, sàn giao dịch bất động sản), không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng giá đầu cơ, quan hệ ép buộc, huyết thống,...

Giá trị TSBĐ được định giá là giá trị tài sản do ngân hàng xác định, có tham khảo giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua,giá trị sổ sách kế toán và các yếu tố khác nếu có.

Ngân hàng Nhà nước cho phép các NHTM tự thỏa thuận, chịu trách nhiệm về giá trị tài sản thẩm định với khách hàng vay vốn nên việc thẩm định giá chính

Khóa luận tốt nghiệp 18 Học viện Ngân hàng

xác là vấn đề quan trọng với các ngân hàng.Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì sẽ ảnh hưởng đến quy mô vay vốn của khách hàng, hạn chế việc mở rộng tín dụng của khách hàng. Mặt khác, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1, ngân hàng có thể gặp rủi ro trong việc thu hồi vốn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

e. Chi phí bình quân để xử lý TSBĐ

Chi phí bình quân ì nh à ngp h ảitiê utố nđểxửlýT S B Đ

để xử lý TSBD ; B Đ C ầnxửlýđểthu hồ ivố n .100%

Chi phí xử lý TSBĐ bao gồm các chi phí cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng TSBĐ; chi phí tổ chức đấu giá TSBĐ... Việc xử lý TSBĐ phải trải qua các bước thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý TSBĐ, lập biên bản xử lý TSBĐ, lựa chọn phương thức xử lý TSBĐ, thanh toán thu nợ từ việc xử lý TSBĐ, xóa đăng ký xử lý TSBĐ. Do đó, việc xử lý TSBĐ phát sinh khá nhiều chi phí. Việc lựa chọn các phương thức xử lý TSBĐ sao cho vừa bảo đảm tốn ít chi phí, vừa bảo đảm tốn ít thời gian luôn được các ngân hàng ưu tiên. Do vậy chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hướng đến chất lượng bảo đảm tiền vay

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

- Chất lượng cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, do đó, họ có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng có kiến thức tổng hợp về trình độ nghiệp vụ, am hiểu về khách hàng cũng như lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, nắm vững pháp luật thì quá trình thẩm định, theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng và TSBĐ được thực hiện tốt hơn, và có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp tốt, tránh bị lợi dụng hay cố tình móc nối, cấu kết với khách hàng để đánh giá sai giá trị TSBĐ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay, giảm thiểu rủi ro và tránh gây tổn thất cho ngân hàng.

- Công tác thẩm định

Khóa luận tốt nghiệp 19 Học viện Ngân hàng

Trong quá trình cho vay, chất lượng công tác thẩm định là khâu đóng vai trò quyết định đến chất lượng bảo đảm tiền vay. Neu chất lượng công tác thẩm định tốt, ngân hàng sẽ phân tích, đánh giá đúng hoạt động của khách hàng từ đó đưa ra quyết định đúng đắn đảm bảo khả năng thu hồi vốn gốc và lãi vay. Chất lượng công tác thẩm định không chỉ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định mà còn phụ thuộc rất lớn vào quy trình thẩm định, nó giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, đánh giá đúng về thị trường cũng như giá trị của TSBĐ để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Nếu công tác thẩm định thực hiện một cách sơ sài, tài sản được định giá quá cao, thì ngân hàng có thể sẽ đưa ra những quyết định không chính xác về việc có cho vay hay không, về số tiền cho vay, thời gian cho vay,... Khi rủi ro tín dụng xảy ra, việc ngân hàng thu hồi vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, số tiền ngân hàng thu được từ xử lýTSBĐ có thể sẽ nhỏ hơn giá trị khoản vay, gây ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay.

- Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của ngân hàng trong từng thời kì Trong từng thời kì các ngân hàng có chiến lược kinh doanh khác nhau, đó là cơ sở để ra các quyết định thắt chặt hay thu hẹp quy mô tín dụng. Nếu ngân hàng có mục tiêu đẩy mở rộng tín dụng hoặc nhằm thực hiện các chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN để hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh một số đối tượng khách hàng, ngành nghề nhất định thì có thể sẽ mở rộng danh mục TSBĐ, nới lỏng hơn các yêu cầu về TSBĐ, mở rộng các hình thức cho vay và các đối tượng khách hàng và ngược lại. Và từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra các hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp với chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của mình,

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

a. Nhân tố về phía khách hàng

- Năng lực tài chính và trình độ chuyên môn của khách hàng

Năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng vay vốn rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay. Nếu khách hàng có trình độ và năng lực tài chính yếu kém, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường có thể đẩy người đi vay đến tình trạng làm ăn không hiệu quả, thua lỗ, không đủ khả năng tài

Khóa luận tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng

chính để trả nợ cho ngân hàng, khiến chất lượng bảo đảm tiền vay bị giảm sút, đặc biệt trong trường hợp ngân hàng cho khách hàng vay không có TSBĐ thì tổn thất của ngân hàng là rất lớn. Bên cạnh đó, nếu khách hàng thực hiện ghi chép sổ sách kế toán một cách đầy đủ, rõ ràng, khoa học sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định thực hiện công tác thẩm định một cách dễ dàng hơn, đưa ra những đánh giá, quyết định đúng đắn, kịp thời về khách hàng, về quyết định tín dụng, mức cho vay và hìnhthức bảo đảm tiền vay phù hợp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay và ngược lại.

- Đạo đức của khách hàng

Tư cách đạo đức của khách hàng cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay. Những thông tin mà ngân hàng có được chủ yếu là do khách hàng cung cấp. Nếu khách hàng cố tình che đậy, thiếu trung thực trong việc cung cấp các thông tin, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm định, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, theo dõi, giám sát khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định cho vay và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, làm giảm chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

b. Nhân tố khác

- Môi trường pháp lý

Hoạt động của một ngân hàng nói chung cũng như công tác bảo đảm tiền vay nói riêng được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật. Nếu hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng thuận tiện trong hoạt động của mình, giảm những tranh chấp và những chi phí không đáng có, nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng. - Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có nhữngtác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng. Tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định, các nhà đầu tư có nhiều cơ hội kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng và chất lượng bảo đảm tiền vay được cải thiện. Ngược lại, khi nền kinh tế có nhiều biến động, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ kéo dài có thể khiến

Khóa luận tốt nghiệp 21 Học viện Ngân hàng

cho năng lực tài chính của người đi vay giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

1.3. Kinh nghiệm thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay tại một số ngânhàng thương mại hàng thương mại

1.3.1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam với Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w