Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm về một số vấn đề trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, việc thành lập một bộ phận riêng biệt chịu trách nhiệm về định giá, giám sát, quản lý và xử lý TSBĐ, tách ra khỏi phòng kinh doanh, phòng tín dụng của ngân hàng là cần thiết. Điều này vừa tránh việc một cán bộ kinh doanh phải thực hiện

quá nhiều việc trong khi chính bản thân họ chưa chắc nắm vững về loại TSBĐ, ngành

Khóa luận tốt nghiệp 24 Học viện Ngân hàng

nghề, lĩnh vực kinh doanh đó, hơn nữa, việc thẩm định và định giá TSBĐ thực hiện tách

biệt như vậy sẽ hạn chế tình trạng cán bộ tín dụng vừa là người tiếp xúc với khách hàng

vừa là người chịu trách nhiệm thẩm định, định giá tài sản, tạo ra khe hở để họ có thể cố

tình móc nối, câu kết với khách hàng, đồng thời, cán bộ tín dụng sẽ nâng cao tinh thần

trách nhiệm của mình hơn, khi mà hoạt động của họ được sự giám sát chặt chẽ bởi bộ

phận này.

Thứ hai, cần đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có có chất lượng cao, có nhiều

kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm trong việc phân tích, thẩm định và định giá TSBĐ,

có am

hiểu về thị trường, có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo những xu hướng thị trường

trong tương lai, tạo sự chuyên môn hóa cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ ba, thay vì khi không xử lý được TSBĐ theo thỏa thuận đối với khách hàng,

ngân hàng thực hiện khởi kiện ngay và đưa ra Trung tâm đấu giá tài sản, thì việc chuyển

khoản nợ sang một bộ phận chuyên xử lý nợ với những cán bộ kinh doanh cấp cao, có

nhiều kinh nghiệm trong việc đưa ra các biện pháp để thu hồi nợ sẽ tạo điều kiện giúp

cho ngân hàng tiết kiệm được một số chi phí về xử lý TSBĐ, quá trình xử lý TSBĐ được

thực hiện một cách, linh hoạt, góp phần tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã đề cấp đến những lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay, gồm có định nghĩa, vai trò và những đặc trưng cơ bản của bảo đảm tiền vay.

Phòn g Phòng tín kinh dụng doan hngoại hối

Khóa luận tốt nghiệp 25 Học viện Ngân hàng

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HÀ TÂY - HÀ NỘI

2.1. Khái quát về NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam. Từ khi thành lập cho đến nay, ngân hàng đã có các tên gọi sau:

- 1988 - 1991: Ngân hàng Nông Nghiệp Hà Sơn Bình - 1991 - 1996: Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Hà Tây - 1996 - 31/07/2008: NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây

- 01/08/2008 đến nay: NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội

Sau 25 năm thành lập, Chi nhánh đã có sự tăng trưởng vượt bậc đóng góp quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi về vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 37 - 39)

w