Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 32 - 33)

5. Kết cấu của khóa luận

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

- Chất lượng cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, do đó, họ có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng có kiến thức tổng hợp về trình độ nghiệp vụ, am hiểu về khách hàng cũng như lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, nắm vững pháp luật thì quá trình thẩm định, theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng và TSBĐ được thực hiện tốt hơn, và có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp tốt, tránh bị lợi dụng hay cố tình móc nối, cấu kết với khách hàng để đánh giá sai giá trị TSBĐ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay, giảm thiểu rủi ro và tránh gây tổn thất cho ngân hàng.

- Công tác thẩm định

Khóa luận tốt nghiệp 19 Học viện Ngân hàng

Trong quá trình cho vay, chất lượng công tác thẩm định là khâu đóng vai trò quyết định đến chất lượng bảo đảm tiền vay. Neu chất lượng công tác thẩm định tốt, ngân hàng sẽ phân tích, đánh giá đúng hoạt động của khách hàng từ đó đưa ra quyết định đúng đắn đảm bảo khả năng thu hồi vốn gốc và lãi vay. Chất lượng công tác thẩm định không chỉ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định mà còn phụ thuộc rất lớn vào quy trình thẩm định, nó giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, đánh giá đúng về thị trường cũng như giá trị của TSBĐ để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Nếu công tác thẩm định thực hiện một cách sơ sài, tài sản được định giá quá cao, thì ngân hàng có thể sẽ đưa ra những quyết định không chính xác về việc có cho vay hay không, về số tiền cho vay, thời gian cho vay,... Khi rủi ro tín dụng xảy ra, việc ngân hàng thu hồi vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, số tiền ngân hàng thu được từ xử lýTSBĐ có thể sẽ nhỏ hơn giá trị khoản vay, gây ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay.

- Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của ngân hàng trong từng thời kì Trong từng thời kì các ngân hàng có chiến lược kinh doanh khác nhau, đó là cơ sở để ra các quyết định thắt chặt hay thu hẹp quy mô tín dụng. Nếu ngân hàng có mục tiêu đẩy mở rộng tín dụng hoặc nhằm thực hiện các chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN để hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh một số đối tượng khách hàng, ngành nghề nhất định thì có thể sẽ mở rộng danh mục TSBĐ, nới lỏng hơn các yêu cầu về TSBĐ, mở rộng các hình thức cho vay và các đối tượng khách hàng và ngược lại. Và từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra các hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp với chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của mình,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w