Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 53)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay

- Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

Khóa luận tốt nghiệp 37 Học viện Ngân hàng

Năm 2011 lợi nhuận của chi nhánh đạt 612 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay với mức tăng 257 tỷ đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng trưởng 72,39%. Nguồn thu chủ yếu là do thu lãi cho vay đạt 2,106 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước, chiếm 93,85% tổng thu nội bảng. Ve các khoản chi, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi, tiền vay 1,435 tỷ đồng, chiếm 79,07% tổng chi, tăng 375 tỷ đồng so với năm 2010. Trong trong năm 2011, lãi suất thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là các đợt điều chỉnh liên tiếp các lãi suất chủ đạo như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, điều này đã làm tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên tốc độ tăng nguồn thu của ngân hàng vẫn lớn hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí, chất lượng tín dụng từng bước được củng cố và nâng cao, đơn vị tận thu lãi khá tốt qua đó tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Lợi nhuận năm 2012 đạt 447 tỷ đồng, giảm 165 tỷ đồng so với năm trước. Trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chi nhánh trên địa bàn Hà Nội khó khăn về tài chính thì năm 2012 vẫn được coi là năm có lợi nhuận khá của chi nhánh. Nguồn thu chủ yếu là thu lãi cho vay đạt 2.030 tỷ đồng, giảm 76 tỷ đồng so với năm trước, chiếm tỷ trọng 97,1% tổng thu. Thu lãi giảm do trong năm 2012 lãi suất thị trường giảm, mặc dù khối lượng tín dụng tăng nhưng không bù đắp được sự giảm do sự biến động của lãi suất. Về các khoản chi, chi trả lãi tiền gửi, tiền vay là 1.375 tỷ đồng, chiếm 77,7% tổng chi, giảm 60 tỷ so với năm 2011. Mặc dù tổng tiền gửi huy động tăng 3.645 tỷ đồng, nhưng khoản chi này vẫn giảm do lãi suất thị trường liên tục được điều chỉnh giảm từ 14% xuống 8% cuối năm 2012.

Tóm lại, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo kiên quyết của Ban giám đốc cùng với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra về tổng thu, lợi nhuận, thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước cũng như của NHNo & PTNT Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích. Song cùng với việc gia tăng tín dụng, chi nhánh cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, vai trò của việc nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay ngày càng cần thiết để góp phần đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12

- Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 - Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 - Luật công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 - Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005

- Nghị định số 163/2006/NĐ - CP về giao dịch bảo đảm

- Nghị định số 11/2012/NĐ - CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/NĐ - CP

- Nghị định số 83/2010/ NĐ - CP về đăng kí giao dịch bảo đảm

- Quyết định số 2366/QĐ-BTP ngày 08 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của liên bộ: Tư pháp - Tài chính, hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

- Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

- Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

- Luật phá sản số 21/2004/QH11 ngày 15/06/2004

- Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 28/04/2005 hướng dẫn chi tiết về Luật phá sản năm 2004

Khóa luận tốt nghiệp 39 Học viện Ngân hàng

- Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

- Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam được Thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y tại quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN ngày 05/06/2002.

- Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo về thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay của NHNo & PTNT Việt Nam

2.2.1. Quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNTchi nhánh Hà Tây - Hà Nội

Căn cứ vào văn bản pháp luật và sự hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam, tại chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội đã thực hiện công tác bảo đảm tiền vay theo quy trình gồm 6 bước như sau:

Sơ đồ 2.2:Quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay

Nhận, kiểm tra hồ sơ bảo đảm Tham định, định giáTS Xác định mức cho vay Lập hợp đồng bảo đảm Quản TSBĐ Giải chấp

Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ TSBĐ

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng trong quy trình bảo đảm tiền vay. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể để khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có thể hiểu đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của bên vay đối với TSBĐ.

Khi nhận hồ sơ TSBĐ, cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ TSBĐ, đảm bảo:

- Hồ sơ TSBĐ đầy đủ các tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của chủ tài sản đối với tài sản đó hoặc các giấy tờ khác chứng minh tài sản hình thành trong tương lai (đối với bất động sản hình thành trong tương lai).

Khóa luận tốt nghiệp 40 Học viện Ngân hàng

+ Trường hợp thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc sơ đồ thửa đất (nếu có), chứng từ nộp tiền thuê đất (trường hợp được thuê đất).

+ Trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Chi nhánh NHNo phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

+ Đối với doanh nghiệp đã có quyết định giao, bán, khoán hoặc cho thuê phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý cho doanh nghiệp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để vay vốn.

+ Đối với tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có mua bảo hiểm tài sản: giấy chứng nhận bảo hiểm.

+ Hồ sơ TSBĐ chân thực, hợp pháp, hợp lệ, các bản sao của hồ sơ TSBĐ được cung cấp phải được kiểm tra đảm bảo khớp, đúng với bản gốc, được sao y hoặc công chứng/chứng thực... theo đúng danh mục hồ sơ TSBĐ do NHNo & PTNT Việt Nam quy định.

Bước 2: Thẩm định và định giá TSBĐ

Chi nhánh ngân hàng tiến hành thẩm định TSBĐ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam từng thời kỳ.

Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết cho việc thẩm định như thông tin môi trường kinh doanh, phẩm chất, uy tín, năng lực kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, các thông tin về tính kinh tế và tính pháp lý của TSBĐ,...

Nguồn thông tin để thẩm định:

- Hồ sơ do khách hàng cung cấp

- Thông tin do cán bộ tín dụng thu thập, phân tích thực tế

- Thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp: xác nhận các vấn đề liên quan đến TSBĐ

Khóa luận tốt nghiệp 41 Học viện Ngân hàng

- Thông tin từ các nguồn khác: tổ chức cung cấp tin chuyên nghiệp, phương tiện thông tin đại chúng, Internet,...

Nguyên tắc thẩm định TSBĐ:

- Nguyên tắc độc lập: cán bộ thẩm định phải thẩm định TSBĐ một cách độc lập, không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kì lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào.

- Nguyên tắc khách quan: cán bộ thẩm định phải thẩm định một cách công bằng, tôn trọng sự thật, không được thành kiến, thiên vị trong thu thập số liệu, sử dụng số liệu.

- Nguyên tắc bí mật: cán bộ thẩm định không được tiết lộ thông tin của khách hàng mà mình biết được trong quá trình thẩm định, kết quả thẩm định cho những cá nhân, đơn vị không liên quan.

- Nguyên tắc thận trọng: cán bộ thẩm định phải cân nhắc đầy đủ, thận trọng các thông tin thu thập được trước khi đề xuất ý kiến chính thức.

- Nguyên tắc chính trực: cán bộ thẩm định phải ngay thẳng, trung thực, có chính kiến rõ ràng khi phân tích các yếu tố tác động trong quá trình thẩm định; phải từ chối thẩm định khi xét thấy không đủ điều kiện thẩm định hoặc khi bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả thẩm định.

Các vấn đề cần thẩm định TSBĐ

> Các điều kiện của TSBĐ

- TSBĐ phải thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng, quản lý của khách hàng vay, hay bên bảo lãnh theo quy định sau:

+ Đối với giá trị quyền sử dụng đất: phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay, bên bảo lãnh và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Đối với tài sản của Doanh nghiệp nhà nước: phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

+ Đối với tài sản khác: phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Khóa luận tốt nghiệp 42 Học viện Ngân hàng

- Tài sản được phép giao dịch tức là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm

- Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp tức là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.

- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.

> Xác định giá trị TSBĐ

- TSBĐ được xác định giá trị tại thời điểm kí kết hợp đồng bảo đảm; việc xác

định giá trị tại thời điểm chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của NHNo Việt Nam, không áp dụng khi xử lý TSBĐ dùng để thu hồi nợ.

- Giá trị TSBĐ do chi nhánh NHNo, khách hàng vay, bên bảo lãnh thỏa thuận trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá.

Trường hợp cần thiết có thể thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định, chi phí thuê do khách hàng vay, bên bảo lãnh trả.

- Riêng đối với TSBĐ là quyền sử dụng đất:

Giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì được xác định theo giá đất do UBND thành phố Hà Nội, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng. Các trường hợp còn lại thì giá trị quyền sử dụng đất do Chi nhánh và khách hàng vay thỏa thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp.

Bước 3: Xác định mức cho vay

Căn cứ vào giá trị TSBĐ tiền vay được xác định ở bước 2, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra mức cho vay. Việc xác định mức cho vay căn cứ vào giá trị TSBĐ được định giá hay quy định về mức cho vay của Chính phủ, NHNN và của ngân hàng trong mỗi thời kì nhất định. Để đơn giản hóa việc tính toán, các ngân hàng thường điểu

Chl tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Khóa luận tốt nghiệp 43 Học viện Ngân hàng

chỉnh tỉ lệ cho vay so với giá trị của TSBĐ. Tỷ lệ này được duy trì trong suốt thời gian cho vay. Hiện nay, mức cho vay được áp dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội như sau:

- Đối với tài sản cầm cố, thế chấp (không phải là chứng khoán, giấy tờ có giá): mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ.

- Trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, giấy tờ có giá: mức cho vay tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam từng thời kì.

- Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn: mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi vay phải trả trong thời gian vay vốn.

Bước 4: Lập hợp đồng bảo đảm

Sau khi hai bên đã thỏa thuận các điều kiện về tín dung, bên vay vốn phải lập giấy tờ cầm cố, thế chấp tài sản. Hợp đồng cầm cố, thế chấp TSBĐ được lập thành văn bản theo mẫu do NHNo & PTNT Việt Nam quy định. Tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng cho vay thỏa thuận với khách hàng vay vốn để bổ sung hoặc thay đổi các điều khoản cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm, đăng kí giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Hợp đồng bảo đảm được công chứng bởi công chứng của Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bước 5: Quản lý TSBĐ và các giấy tờ liên quan

Đây là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằm bảo đảm tài sản và các giấy tờ vẫn đang trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện các sự cố liên quan làm giảm giá trị TSBĐ hay các giấy tờ liên quan so với dự kiến nêu tại hợp đồng bảo đảm.

Định kì, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét các TSBĐ, kịp thời đề xuất và thực thi biện pháp thích hợp ngay sau khi khách hàng hoặc bên thứ ba vi phạm cam kết trong hợp đồng bảo đảm.

Bước 6: Giải chấp, thanh lý hợp đồng

Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12

Khóa luận tốt nghiệp 44 Học viện Ngân hàng

Khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội tiến hành giải chấp và trả lại TSBĐ cho khách hàng. Neu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng tiến hành xử lý TSBĐ để thu hồi vốn. TSBĐ được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay giữa ngân hàng cho vay và bên bảo đảm; nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT chi

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w