Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam với Trung tâm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam với Trung tâm

Quản lý và Giám sát TSBĐ độc lập với phòng kinh doanh của chi nhánh

Từ năm 2011, tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), việc định giá TSBĐ được thực hiện bởi Trung tâm Quản lý và Giám sát TSBĐ thuộc khối Quản trị rủi ro của ngân hàng,

Trung tâm Quản lý và Giám sát TSBĐ chịu trách nhiệm chính trong việc đề xuất giá trị định giá TSBĐ làm cơ sở cho các đơn vị kinh doanh tham chiếu quyết định nhận TSBĐ và giao dịch với khách hàng, ngoài ra có trách nhiệm trực tiếp sau:

- Thực hiện thẩm định giá TSBD khi nhận được đề nghị của các đơn vị kinh doanh theo đúng thẩm quyền quy định;

- Chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận hồ sơ định giá TSBĐ và thực hiện kiểm tra, kiểm soát kết quả định giá (tái thẩm định hồ sơ định giá) trước khi cấp tín dụng cho khách hàng;

- Giám sát việc định giá lại định kì đối với các loại TSBĐ theo quy định, gửi báo cáo kết quả giám sát về đơn vị kinh doanh hàng tháng;

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện cập nhật các thông tin, các thay đổi liên quan đến giá trị TSBĐ, đến việc mua bảo hiểm cho các TSBĐ;

- Phối hợp với các đơn vị kinh doanh ban hành khung giá đất làm cơ sở tham chiếu để định giá và phê duyệt kết quả định giá;

Khóa luận tốt nghiệp 23 Học viện Ngân hàng

- Kiểm soát chất lượng các hồ sơ TSBĐ do các đơn vị kinh doanh, phòng định giá tài sản, công ty định giá bên ngoài thực hiện; báo cáo và đề xuất lên Tổng giám đốc danh sách các công ty định giá đủ tiêu chuẩn để ký hợp tác với Techcombank.

Sự ra đời của Trung tâm Quản lý và Giám sát TSBĐ đã đem lại những thuận lợi đáng kể trong hoạt động bảo đảm tiền vay của Techcombank. Cụ thể:

- Các cán bộ tại Trung tâm Quản lý và Giám sát TSBĐ thường là những cán bộ có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và nắm thị trường rất tốt, từ đó họ đưa ra được những quyết định về định giá TSBĐ tốt hơn.

- Trung tâm Quản lý và Giám sát TSBĐ có gồm có ba trung tâm lớn ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Việc quản lý định giá được quản lý tập trung tại ba trung tâm này. Qua đó, việc định giá được giao cho một trung tâm riêng biệt, các cán bộ kinh doanh không phải ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc. Việc quản lý công tác định giá như vậy khiến cho ngân hàng có thể nhận những TSBĐ ở khu vực khác địa bàn của đơn vị kinh doanh mình nhờ có sự kiểm soát và giám sát của Trung tâm Quản lý và Giám sát TSBĐ tại vùng, miền đó. Từ đó góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Do Trung tâm Quản lý và Giám sát TSBĐ hoạt động riêng biệt, tách khỏi phòng kinh doanh nên các chi phí về quản lý, giám sát TSBĐ được bóc tách riêng, việc quản lý và kiểm soát các chi phí được thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 36 - 37)

w