Đa dạng hóa danh mục TSBĐ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 94)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.2. Đa dạng hóa danh mục TSBĐ

Mặc dù các loại TSBĐ được chấp nhận theo quy định số 1300/QĐ-HĐQT- TDHo về thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay của NHNo & PTNT Việt Nam là khá nhiều, tuy nhiên, hiện nay tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội danh mục TSBĐ chưa phong phú, chủ yếu chấp nhận các loại TSBĐ có tính thông dụng và độ an toàn cao như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, quyền sử dụng đất và tài sản sở hữu gắn liền với đất. Điều này gây khó khăn cho khách hàng vay vốn, từ đó có thể hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Trong thời gian tới, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội cần đa dạng hóa danh mục TSBĐ là động sản như các phương tiện vận tải, các giấy tờ có giá, hàng hóa của khách hàng,... Điều này vừa tạo điều kiện linh hoạt giúp khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách dễ dàng hơn, vừa giúp chi nhánh phân tán rủi ro, tránh tập trung vào một số TSBĐ nhất định.

Đối với các TSBĐ là phương tiện vận tải: các tài sản này có thể được định giá một cách dễ dàng thông qua giá mua, khấu hao của tài sản qua các năm, hơn nữa,việc xử lý các loại TSBĐ này cũng dễ dàng hơn so với tài sản là bất động sản. Khi thực hiện bảo đảm tiền vay bằng loại tài sản này, ngân hàng cần chú ý yêu cầu và giám sát việc khách hàng thực hiện mua bảo hiểm tài sản theo đúng quy định, tránh trường hợp giám sát lỏng lẻo, mang tính hình thức; cán bộ tín dụng có thể kiểm tra việc này thông qua hợp đồng bảo hiểm với các công ty bảo hiểm. Đồng thời, khi chấp nhận cho khách hàng vay vốn bằng việc bảo đảm bằng loại tài sản này, ngân hàng cân phải cân nhắc kĩ lưỡng về thời gian cho vay, tránh tình trạng thời gian cho vay quá dài, tài sản bị lỗi thời, xuống cấp quá nhanh làm giá trị của TSBĐ bị giảm sút manh. Bên cạnh đó, khi thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm, cán bộ tín dụng cần thận trọng, khi đăng kí giao dịch bảo đảm ghi rõ số khung của

3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin TSBĐ

Trong quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay, chất lượng nguồn thông tin đóng một vai trò quan trọng. Yêu cầu đối với thông tin mà cán bộ tín dụng cần có được phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời để đảm bảo cho công tác bảo đảm tiền vay. Trong quá trình thẩm định TSBĐ, cán bộ tín dụng cần phải thực hiện thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xác định tính chất pháp lý cũng như giá trị của TSBĐ. Hiện nay, thông tin để cán bộ tín dụng có được chủ yếu do khách hàng

Khóa luận tốt nghiệp 73 Học viện Ngân hàng

phương tiện vận tải, và việc đăng kí giao dịch bảo đảm phải được thực hiện kịp thời, góp phần đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng, nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay.

Đối với các TSBĐ là hàng hóa: việc cho phép sử dụng TSBĐ là hàng hóa có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho ngân hàng. Do đó, khi thực hiện bảo đảm tiền vay bằng TSBĐ là hàng hóa luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, trước hết, ngân hàng cần cân nhắc về chi phí thuê kho bãi, thỏa thuận với khách hàng về khoản chi phí thuê kho bãi, quản lý tài sản. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho ngân hàng về khả năng thanh lý,ngân hàng nên áp dụng chấp nhận hàng hóa làm TSBĐ khi những hàng hóa này đã có các hợp đồng mua bán hàng hóa định kì, thường xuyên. Và việc thanh toán các hợp đồng mua bán này cũng nên được quy định thanh toán chuyển khoản thông qua ngân hàng, điều này giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát, theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tiêu thụ hàng hóa của khách hàng. Ngoài ra, do tính lưu động, vận chuyển khá dễ dàng của hàng hóa, thì công việc thực hiện quản lý loại TSBĐ này cũng cần được thực hiện thường xuyên hơn đối với các TSBĐ khác như là bất động sản hay các phương tiện vận tải. Bên cạnh đó, về việc xuất/ nhập hàng hóa thì cần quy định hàng hóa chỉ được xuất khi có lệnh giải chấp từ phía ngân hàng đối với trường hợp nhận TSBĐ từng lần, hoặc việc xuất hàng hóa thực hiện sau khi có thông báo với ngân hàng, và ngân hàng cần quy định ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên một cách cụ thể trong hợp đồng bảo đảm.

Đối với TSBĐ là các giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi: có thể nói, đây là loại TSBĐ khá an toàn đối với ngân hàng. Ngân hàng có thể dễ dàng xác minh được tính hợp pháp của các loại giấy tờ có giá này cũng như việc quản lý tài sản. Trong thời gian tới, ngân hàng nên có những biện pháp khuyến khích khách hàng bảo đảm bằng những loại tài sản này, có thể thông qua việc đưa ra các ưu đãi riêng như tăng tỷ lệ cho vay (so với hình thức bảo đảm bằng các TSBĐ khác), tạo điều kiện cho khách hàng có thể được thỏa mãn nhu cầu về vốn mà ngân hàng vẫn có thể bảo đảm việc kiểm soát rủi ro của mình.

Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12

cung cấp. Ngoài ra, cán bộ tín dụng có thể tham khảo nguồn thông tin từ các cơ quan hữu quan như phòng đăng kí giao dịch bảo đảm, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, cơ quan địa chính, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trình tự thủ tục tại các cơ quan này tương đối phức tạp, mất thời gian, trong khi thông tin từ trung tâm tín dụng của NHNN vẫn còn nhiều hạn chế.

Do đó, giải pháp hiện nay là chi nhánh nên chủ độngđề nghị NHNo & PTNT Việt Nam sớm có một hệ thống thông tin lưu trữ nội bộ đầy đủ, cập nhật trong toàn bộ ngân hàng, tập hợp kịp thời các thông tin do các chi nhánh cấp dưới gửi lên, tạo một hệ thống thông tin cập nhật, chính xác, tiết kiệm được thời gian, chi phí, tạo điều kiện cho công tác thu thập thông tin của chi nhánh nhanh chóng, hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần yêu cầu tất cả các khách hàng vay vốn cung cấp các thông tin định kì hàng tháng, quý, năm để biết được tình hình biến động của tài sản của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tình hình vốn lưu động,khả năng thanh toán của khách hàng. Các thông tin thu thập phải được kiểm tra, đánh giá, so sánh kĩ lưỡng, để từ đó đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không. Chi nhánh cần thực sự quan tâm đến việc phỏng vấn khách hàng vay vốn (công tác này thường bị xem nhẹ). Bên cạnh đó,kết hợp với việc thăm cơ sở sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách định kì hoặc đột xuất để thu thập, thẩm định các thông tin mà khách hàng cung cấp.

Các cán bộ tín dụng cần thường xuyên phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin với nhau nhằm tăng cường đánh giá xu hướng vận động phát triển và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra.

Khóa luận tốt nghiệp 7 Học viện Ngân hàng

Chi nhánh cũng cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp như kênh truyền hình, báo chí, các cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm, tạo dựng mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với các ngân hàng khác trong cùng khu vực cũng như chính quyền địa phương để kịp thời nắm bắt các thông tin cho quá trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng.

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định TSBĐ và định giá TSBĐ

Thứ nhất, chi nhánh cần tích cực đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng nắm bắt thị trường, thường xuyên tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản của pháp luật quy định, các quy định của chính phủ, của NHNN liên quan đến vấn đề bảo đảm tiền vay.

Thứ hai, chi nhánh cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro của các TSBĐ như tính thanh khoản của tài sản, thị trường tiêu thụ, mức độ phát triển của công nghệ trong ngành tạo ra tài sản, mức độ biến động giá trên thị trường, thị trường sản phẩm thay thế. Mức độ rủi ro của TSBĐ phải được đánh giá trong mối tương quan với giá trị, thời hạn khoản vay, uy tín của khách hàng vay vốn.

Thứ ba, để bảo đảm sự chuyên môn hóa, tính khách quan trọng việc thẩm định TSBĐ và hạn chế các rủi ro, việc định giá TSBĐ cần được phân cấp các tài sản thành các nhóm dựa theo các tiêu chí: loại tài sản, vị trí địa lý, mức độ phức tạp của TSBĐ. Đối với những tài sản đặc thù như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất thuộc những lĩnh vực chuyên ngành đặc thù; nhà xưởng, công trình xây dựng lớn; bất động sản ở những vị trí đắc địa, diện tích lớn,... mà việc định giá có thể phải áp dụng nhiều phương pháp định giá hoặc phương pháp so sánh trực tiếp áp dụng không phù hợp, chi nhánh cần thành lập một hội đồng thẩm định tài sản hoặc tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ định giá bên ngoài theo quy định của pháp luật.

3.2.4. Nâng cao chất lượng xử lý TSBĐ

Trong trường hợp ngân hàng và khách hàng không thỏa thuận được, xảy ra tranh chấp cần đến sự can thiệp của Tòa án thì sẽ tốn kém nhiều chi phí và thời gian. Đó là điều ngân hàng không hề mong muốn. Do vậy, trước hết, chi nhánh cần thỏa thuận với khách hàng để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho hai bên, ngân hàng cũng cần có những liên hệ với chính quyền địa phương nơi khách hàng sinh

Khóa luận tốt nghiệp 76 Học viện Ngân hàng

sống và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để phối hợp cùng thảo luận, thuyết phục khách hàng trong việc đưa ra các biện pháp xử lý tài sản phù hợp. Ngân hàng áp dụng một trong các phương pháp xử lý: bán, ủy quyền cho tổ chức đấu giá, ủy quyền hoặc chuyển giao tài sản cho tổ chức có chức năng mua tài sản để bán; nhận các khoản chuyển tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả. Cách thức xử lý TSBĐ cần phải được ghi cụ thể, chi tiết trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nếu khách hàng có thiện chí trong việc trả nợ, chi nhánh nên để họ tự phát mại tài sản, thu hồi đủ số nợ còn thiếu để tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng cần giám sát chặt chẽ, có hợp đồng rõ ràng.

Đồng thời, chi nhánh cần có những biện pháp phòng ngừa,đưa ra các cảnh báo sớm để tăng khả năng thu hồi vốn. Ví dụ, trong quá trình theo dõi, giám sát khách hàng cùng với quá trình thu thập, theo dõi các diễn biến thông tin thị trường về sản phẩm, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Trong trường hợp phát hiện tình hình tài chính của khách hàng bị giảm sút, khác hàng cố tình lẩn tránh, không thực hiện đúng nghĩa vụ theo yêu cầu của ngân hàng, hoặc giá cả thị trường sản phẩm của khách hàng có dấu hiệu suy giảm, khách hàng có thể đang tìm cách tẩu tán TSBĐ (đặc biệt là trong trường hợp bảo đảm tài sản là hàng hóa) thì ngân hàng cần có những biện pháp ngăn chặn, theo dõi sát sao, có báo cáo giải trình kịp thời lên cấp trên cũng như đưa ra các cảnh báo đối với khách hàng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.

3.2.5. Tăng cường công tác giám sát quá trình sử dụng vốn vay và kiểm soát, quản lý TSBĐ

Để nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay, việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có vai trờ quan trọng giúp ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro, ngăn chặn tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hay có hành vi lừa đảo. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát món vay, cán bộ tín dụng có thể theo dõi xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không, đánh giá tiến độ thực hiện và tính hiệu quả của phương án vay vốn, đồng thời, có thể nhận biết được những biến động bất lợi trong hoạt động của khách hàng để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Cán bộ tín dụng có thể giúp đỡ, tư vấn khách hàng để hỗ trợ khách

Khóa luận tốt nghiệp 77 Học viện Ngân hàng

hàng cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh, tạo nguồn thu để thực hiện nghĩa vụ tài chính cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, công tác kiểm soát, quản lý TSBĐ cũng cần được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên. Có như vậy thì ngân hàng mới có thể biết được tình trạng thực tế của TSBĐ, kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

- Trường hợp TSBĐ do khách hàng vay hoặc bên thứ ba quản lý hoặc sử dụng thì chi nhánh cần quản lý như sau:

Trường hợp TSBĐ có số lượng lớn, tính chất kĩ thuật phức tạp, hoặc việc kiểm tra đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, sức lao động như các tài sản có tính chất đặc thù: dây chuyền, máy móc thiết bị chuyên biệt, bất động sản có diện tích lớn, công trình xây dựng lớn, ở những vị trí trắc địa,... thì cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất bổ sung cán bộ cùng kiểm tra.Cán bộ tín dụng cần lập biên bản kiểm tra có chữ kí của các bên liên quan sau mỗi lần kiểm tra TSBĐ và lưu giữ hồ sơ, các loại giấy tờ khác liên quan đến TSBĐ, chứng minh tình trạng hiện tại của tài sản một cách đầy đủ.

Trong trường hợp ngân hàng phát hiện được các vi phạm cam kết của khách hàng vay hay bên thứ ba gây tác động xấu đến TSBĐ thì cán bộ tín dụng cần phải thực hiện các bước sau:

+ Lập biên bản nêu rõ tính chất nghiêm trọng của sự việc, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể mà bên vi phạm phải gánh chịu, các biện pháp ngân hàng sẽ áp dụng nhằm sớm chấm dứt tình trạng vi phạm và phải có chữ kí đầy đủ của khách hàng vay hay bên thứ ba.

+ Sau khi lập biên bản đầy đủ thì phải báo cao ngay sự việc cho lãnh đạo phòng hay Giám đốc chi nhánh biết để đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.

+ Gửi công văn đến khách hàng vay hay bên thứ ba để thông báo các biện pháp mà ngân hàng áp dụng nhằm chấm dứt ngay tình trạng vi phạm.

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích;

- Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng tăng;

- Có sự thay đổi trong cơ cấu quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp;

Khóa luận tốt nghiệp 78 Học viện Ngân hàng

- Trường hợp TSBĐ do chính ngân hàng quản lý

Ngay sau khi nhận bàn giao tài sản từ phía khách hàng hay bên thứ ba thì cán bộ tín dụng phải tiến hành thủ tục bàn giao và bảo quản tài sản. Việc bàn giao phải được xác nhận bằng biên bản bàn giao ghi rõ ngày, giờ, địa điểm bàn giao; tên bên giao, bên nhận tài sản; các loại giấy tờ bàn giao và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên. Đặc biệt đối với những tài sản thế chấp như sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá được cầm cố tại chi nhánh cần có kho lưu trữ bảo đảm an toàn và có biện pháp phong tỏa hoạt động của các loại giấy tờ này.

Ngoài ra, để công tác giám sát quá trình sử dụng vốn vay và kiểm soát, quản lý TSBĐ có hiệu quả thì chi nhánh cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình tín dụng của cán bộ tín dụng. Đồng thời, quy trách

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây hà nội khoá luận tốt nghiệp 069 (Trang 94)