5. Kết cấu của khóa luận
2.2.3.2. Chất lượng bảo đảm tiền vaytại NHNo & PTNTchi nhánh Hà Tây-
biến động bất thường, khó dự đoán cùng với yêu cầu về quản lý chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tại ngân hàng ngày càng khắt khe. Chính vì vậy,để hạn chế rủi ro, giảm bớt nợ xấu, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng có xu hướng thu hẹp tín dụng đối với những khoản vay được bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.
2.2.3.2. Chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây-Hà Nội Hà Nội
a. Các chỉ tiêu định tính
> Mức độ đầy đủ trong việc thực hiện các quy định pháp lý
Về cơ bản các tài sản mà ngân hàng nhận bảo đảm đều đáp ứng đủ về các điều kiện pháp lý như:
- Tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của khách hàng hoặc bên bảo lãnh;
- Tài sản được phép giao dịch;
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
> Sự da dạng của danh mục TSBĐ
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu danh mục TSBĐ
⅛* bất động sản
“ động sản
“ giấy tờ có giá
(Nguồn:[3])
Có thể nhận thấy tỷ lệ phân chia theo danh mục tài sản không đồng đều. Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay các khoản vay có TSBĐ là bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Loại tài sản này chiếm tỷ trọng cao nhất do nó phổ biến với mọi đối tượng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến doanh nghiệp nên khách hàng thường sử dụng loại tài sản này làm TSBĐ khi có nhu cầu vay vốn. Giá trị loại tài sản này thường lớn nên khi khách hàng đem thế chấp sẽ được ngân hàng cho vay một số tiền lớn tương đương với tỷ lệ % cho vay theo quy định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hơn nữa, đối với hình thức thế chấp, tài sản vẫn do khách hàng quản lý, sử dụng nên sẽ ít ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của khách hàng vay. Bên cạnh đó, do đây là loại tài sản có tính cố định, có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng rõ ràng nên tạo điều kiện cho ngân hàng có thể xác nhận chủ sở hữu, sử dụng và thực hiện quá trình giám sát trong và sau cho vay dễ dàng hơn.
> Quy trình quản lý TSBĐ
Do sau khi thẩm định TSBĐ và cho khách hàng vay vốn, hiện trạng và giá trị thị trường của TSBĐ vẫn có thể biến đổi, nhất là đối với những tài sản thế chấp khi khách hàng vẫn có thể sử dụng tài sản như bình thường. Vì vậy công tác quản lý,
Khóa luận tốt nghiệp 53 Học viện Ngân hàng
TSBĐ là động sản chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu danh mục tài sản.Các tài sản là động sản thường là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị.Cũng như bất động sản, hầu hết các tài sản này được sử dụng dưới hình thức thế chấp, chỉ có một số ít máy móc thiết bị nhỏ gọn, ít tham gia vào quá trình sản xuất thì được đem cầm cố.Chi nhánh thường rất thận trọng khi nhận những tài sản này làm TSBĐ, vì vậy, tỷ trọng tài sản này thường thấp trong tổng giá trị TSBĐ. Nguyên nhân là do những tài sản thế chấp này theo quy định thì vẫn có thể để lại cho khách hàng sử dụng trong khi chúng lại có sự hao mòn theo thời gian mà ngân hàng khó kiểm soát được. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì tài sản hao mòn vô hình khi có sự ra đời của các sản phẩm mới với mẫu mã và chất lượng tốt hơn, gây ảnh hưởng đến giá cả của những tài sản này trên thị trường. Ngoài ra, đối với những khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất thì những tài sản họ để thực hiện bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thường là đất và tài sản gắn liền với đất, một số ít có các loại giấy tờ có giá khác, còn các động sản như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị thì chiếm tỷ trọng nhỏ.
Còn lại là các tài sản là các giấy tờ có giá, mặc dù chiếm tỷ trọng thấp bởi vì số lượng khách hàng sở hữu loại tài sản này ít nhưng đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây do mức độ an toàn và giá trị ít thay đổi của chúng, đồng thời khi nhận cầm cố các loại giấy tờ có giá thì chúng được nhập vào kho quản lý của ngân hàng, việc ngân hàng thực hiện việc xác thực, kiểm soát, quản lý các tài sản này cũng dễ dàng hơn so với các loại TSBĐ khác, bên cạnh đó, những tài sản này có giá trị ổn định, ngân hàng có thể định giá và thực hiện thu hồi nợ dễ dàng.
Việc cơ cấu danh mục TSBĐ tập trung quá nhiều vào các tài sản là bất động sản khiến ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro khi mà tình hình thị trường bất động sản trong thời gian tới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thanh khoản kém, sự phục hồi của thị trường chậm, nhiều tài sản bị giảm sút giá trị, khó thanh lý. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, chi nhánh nên có kế hoạch đa dạng hóa danh mục TSBĐ, giảm tỷ trọng TSBĐ là bất động sản, thêm vào đó, ưu tiên nhận các TSBĐ là các giấy tờ có giá, tăng tỷ trọng TSBĐ là động sản như các phương tiện vận tải, góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng, tăng khả năng thu hồi vốn.
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
kiểm soát tài sản vô cùng quan trọng, giúp cán bộ tín dụng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi cho ngân hàng để có sự điêu chỉnh phù hợp.
Theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra định kì và đột xuất với TSBĐ. Chu kỳ kiểm tra được quy định phụ thuộc vào thời hạn của từng khoản vay hay tính chất của từng loại tài sản, đối với các phương tiện vận tài hay máy móc thiết bị thì thường 3 tháng/ lần, đối với tài sản là bất động sản thì thường 6 tháng/lần. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện những thay đổi về giá trị vật chất hay những biến động giá của tài sản trên thị trường để phục vụ cho công tác tái định giá tài sản tiến hành định kì. Nếu thấy giá trị TSBĐ thay đổi so với nội dung hợp đồng thì ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng sửa nội dung hợp đồng cho phù hợp, có thể bổ sung thêm hoặc thay thế TSBĐ cho phù hợp, hoặc giảm bớt dư nợ, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế, cán bộ tín dụng thường bỏ qua khâu này hoặc chỉ kiểm tra mang tính chiếu lệ. Một số cán bộ tín dụng chủ quan, không thường xuyên kiểm tra, theo dõi TSBĐ theo đúng quy định, nên khi xảy ra rủi ro, TSBĐ bị mất, hư hỏng . Ngay cả khi ngân hàng nắm giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu hay sử dụng tài sản nhưng cũng không tránh khỏi trường hợp tài sản bị bán hay bị chuyển nhượng bất hợp pháp, gây khó khăn cho ngân hàng khi phải tiến hành xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, tốn thời gian, chi phí để giải quyết tranh ch ấp, khắc phục hậu quả.
> Quy trình việc xử lý TSBĐ
Hiện nay, các món vay cần phải xử lý TSBĐ tại chi nhánh chủ yếu để cho khách hàng tự bán. Khi xuất hiện các tranh chấp, trước hết ngân hàng cử cán bộ ngân hàng xuống làm việc, trao đổi với khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn kết hợp nhờ của chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể giúp đỡ, tác động để ngân
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 8.270 9.005 10.153
Giá trị TSBĐ 13.338,7 14.884,3 17.505,17
Tỷ lệ bảo đảm TSBĐ 62% 60,5 % 58 %
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
Khóa luận tốt nghiệp 55 Học viện Ngân hàng
hàng và khách hàng có thể đưa ra được thỏa thuận, hướng giải quyết hợp lí nhất để xử lý TSBĐ. Sau cùng, nếu hai bên không thỏa thuận được thì việc xử lý TSBĐ sẽ được xử lý thông qua Trung tâm đấu giá. Tuy nhiên, việc xử lý TSBĐ tại ngân hàng cũng còn gặp một số khó khăn nhất định. Một số trường hợp cán bộ tín dụng do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như nhạy bén trong việc thực hiện nghiệp vụ nên việc thực hiện thỏa thuận với khách hàng chưa hiệu quả, gây ra tình trạng căng thẳng giữa phía ngân hàng và khách hàng, dẫn đến một số khách hàng cố tình chây ỳ, không giao TSBĐ để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng buộc phải mở thủ tục phá sản thì việc xử lý TSBĐ bị kéo dài, thời gian thi hành án chậm khiến ngân hàng tốn thời gian trong việc xử lý TSBĐ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng.
b. Các chỉ tiêu định lượng > Tỷ lệ bảo đảm TSBĐ
Bảng 2.9: Tỷ lệ bảo đảm TSBĐ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị TSBĐ thu được khi xử lý 14 0 146 157 Dư nợ cần xử lý TSBĐ 15 8 165,5 190 Mức độ thu hồi vốn 88,61 % 88,2 % 82,63 % (Nguồn:[3])
Tỷ lệ này cho biết 100đồng giá trị TSBĐ thì ngân hàng sẽ cho vay bao nhiêu đồng hay là khách hàng sẽ nhận được bao nhiêu đồng vốn. Theo lý thuyết, tỷ lệ này càng thấp càng bảo đảm an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ không thu hút được khách hàng, hạn chế mở rộng quy mô tín dụng. Nhưng nếu tỷ lệ này quá cao thì mặc dù hấp dẫn khách hàng vay vốn nhưng lại mang lại mối nguy cơ tiềm ẩn cho ngân hàng.Trong giai đoạn 2010 - 2012, tỷ lệ tổng dư nợ so với giá trị TSBĐ ngày càng giảm qua các năm. Nếu như năm 2010 tỷ lệ tổng dư nợ so với giá trị TSBĐ là 62 % thì đến năm 2012 con số này chỉ còn 58%.
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
Khóa luận tốt nghiệp 56 Học viện Ngân hàng
Hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng giai đoạn trước, cùng với tình trạng nền kinh tế chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chất lượng tín dụng suy giảm, nợ xấu gia tăng, hoạt động kinh doanh của các khách hàng vay vốn gặp rất nhiều khó khăn, thêm vào đó một số khách có năng lực quản trị và tình hình tài chính yếu kém, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng. Chính những điều này đã khiến chi nhánh trở nên cẩn trọng hơn trong việc đưa ra các quyết định tín dụng cũng như yêu cầu cao hơn đối với các TSBĐ, tạo ra sự ràng buộc nhiều hơn đối với khách hàng vay vốn. Do đó, tỷ lệ bảo đảm TSBĐ giai đoạn 2010 - 2012 có xu hướng giảm, thể hiện sự thận trọng của ngân hàng. Trong những năm tiếp theo, chi nhánh nên duy trì tỷ lệ bảo đảm TSBĐ như hiện nay, không nên để tỷ lệ này quá thấp vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng của chi nhánh với các ngân hàng khác trong cùng khu vực.
> Mức độ thu hồi vốn
Tỷ lệ này cho biết cứ 100đ dư nợ cần xử lý TSBĐ thì bù đắp bởi bao nhiêu đồng TSBĐ sau khi xử lý, phản ánh mức độ thu hồi vốn từ xử lý TSBĐ. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Bảng 2.10: Mức độ thu hồi vốn
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số món vay xử lý được TSBĐ 92 125 204 Số món vay cần xử lý TSBĐ 120 159 288 Tỷ lệ số món vay xử lý được TSBĐ/ số món vay cần xử lý TSBĐ 85% 79% 71% (Nguồn:[3])
Có thể thấy, mức độ thu hồi vốn từ xử lý TSBĐ của chi nhánh có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 - 2012. Nếu như năm 2010 tỷ lệ này là 88,61% thì đến năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 82,63%. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp, áp lực lạm phát,nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, thua lỗ kéo dài, các khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ, dư nợ cần xử
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
Khóa luận tốt nghiệp 57 Học viện Ngân hàng
lý TSBĐ tăng lên qua các năm, đặc biệt trong năm 2012, số dư nợ cần phải xử lý TSBĐ là 190 tỷ đồng, tăng 14,8 tỷ đồng so với năm 2011 và 20,25% so với năm 2010. Trong khi đó, phần lớn các món nợ cần xử lý thì TSBĐ là bất động sản mà thời gian qua thị trường bất động sản gặp nhiều bất lợi, thanh khoản sụt giảm mạnh, nguồn cung tăng mạnh kéo theo giá giảm. Có những tài sản tại thời điểm khách hàng vay vốn được định giá khá cao, tuy nhiên, tại thời điểm ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản thì giá trị tài sản bị giảm sút khá nhiều, thêm vào đó, một số tài sản như máy móc thiết bị đặc thù thì giá trị TSBĐ ngân hàng thu hồi được khi thanh lý lại còn phải trừ đi các khoản thuế và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, đồng thời sau đó trừ đi các chi phí thanh lý tài sản và một số chi phí khác. Điều này dẫn đến trong khi số dư nợ cần xử lý TSBĐ tăng nhiều nhưng giá trị TSBĐ thu được không cao, dẫn đến mức độ thu hồi vốn từ xử lý TSBĐ của ngân hàng giảm.
> Tỷ lệ số món vay xử lý được TSBĐ/ số món vay cần xử lý
Tỷ lệ này cho biết trong số 100 các món vay có TSBĐ cần được xử lý, có bao nhiêu món vay có thể xử lý được TSBĐ.Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Bảng 2.11: Tỷ lệ số món vay xử lý được TSBĐ/ số món vay cần xử lý
(Nguồn:[3])
Tình hình xử lý TSBĐ tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nộitrong thời gian qua có xu hướng khó khăn. Năm 2010 tỷ lệ số món vay xử lý được là 85% và đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 71%. Tức là trong năm 2012, cứ 100 món vay cần xử lý TSBĐ thì chỉ có 71 món vay xử lý được TSBĐ.
Tỷ lệ này giảm chủ yếu là do số món vay cần xử lý TSBĐ tăng nhiều, trong khi số món vay ngân hàng xử lý được TSBĐ để thu hồi nợ lại tăng ít hơn, cụ thể là, so với năm 2010, năm 2012 số món vay cần xử lý TSBĐ tăng tới 140% trong khi số
Thứ hai, công tác thẩm định ngày càng được quan tâm.
Trước đây, công tác thẩm định được thực hiện bởi phòng tín dụng, điều này
Khóa luận tốt nghiệp 58 Học viện Ngân hàng
món vay xử lý được TSBĐ tăng 121%. Điều này có thể giải thích trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế có nhiều biến động, tổng cầu sụt giảm, tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, không có khả năng trả nợ ngân hàng, khiến cho số món vay ngân hàng cần xử lý TSBĐ tăng lên khá nhiều.
Trong khi đó, một số lượng lớn TSBĐ lại không thể xử lý được do thanh khoản kém. Các TSBĐ là bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý, thị trường bất động sản đóng băng, tính thanh khoản thấp, thêm vào đó có những bất động sản là đất và tài sản gắn liền với đất ở trong thôn, xóm, tính khả mại của những tài sản này không cao; một số TSBĐ là động sản như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải lạc hậu bởi sự phát triển của công nghệ. Ngoài ra còn phải kể đến một số trường hợp do sự chủ quan, thực hiện không đúng quy trình của cán bộ tín dụng cũng như quá trình thi hành xử lý TSBĐ còn nhiều vướng mắc về pháp luật, xảy ra tranh chấp, thời gian xử lý bị kéo dài, điều này cũng ảnh hưởng đến việc xử lý TSBĐ của ngân hàng.