5. Kết cấu của khóa luận
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra giám sát các ngân hàng. Với vai trò là tổ chức điều hành hoạt động, NHNN cần xây dựng một hệ thống thanh tra đủ lớn về số lượng và chất lượng để đảm bảo thực hiện công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng, xử lý nghiêm minh các sai sót quy chế bảo đảm tiền vay làm gương cho các TCTD khác, hạn chế rủi ro trong hệ thống.
Thứ hai, hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay. Các văn bản đưa ra phải mang tính kịp thời, bảo đảm thực hiện hướng dẫn NHTM thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ trong vấn đề này. Bên cạnh đó, cần tổ chức hỗ trợ đào tạo cho cán bộ ngân hàng về các chính sách, văn bản mới liên quan đến hoạt động của các ngân hàng.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC). Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC) có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho
Khóa luận tốt nghiệp 82 Học viện Ngân hàng
yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN, cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan này chưa thực sự như mong đợi, những thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, phần lớn phụ thuộc vào thông tin do các NHTM cung cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu thông tin của các ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, NHNN cần xây dựng và phát triển Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC) sao cho luôn có cập nhật mới thông tin đa chiều, đầy đủ, chính xác về khách hàng cá nhân, doanh nghiệp,... phát huy hết vai trò của một kênh thông tin hiện đại, toàn diện, hỗ trợ các TCTD nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay nói riêng cũng như đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng nói chung.
Thứ tư, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng.NHNN cần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên tuan như Bộ tư pháp, Tổng cục thống kê, Tổng cục địa chính, cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm,... để nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng cho hoạt động bảo đảm tiền vay của các ngân hàng.