5. Kết cấu của khóa luận
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước khác
Thứ nhất, Bộ tư pháp cần sớm hoàn thiện dự thảo Luật đăng kí giao dịch bảo đảm để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua và tham mưu đề xuất với Chính phủ, Quốc hội để sửa đổi các quy định liên quan của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam,... nhằm đảm bảo đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng cho các bên liên quan thực hiện.
Thứ ba, Bộ tư pháp cũng cần xem xét, đề nghị sửa đổi một số điều trong Luật phá sản để có sự hài hòa và thống nhất được lợi ích của các bên trong việc xử lý TSBĐ trong trường hợp khách hàng phải thực hiện thủ tục phá sản. Cần bổ sung các căn cứ rõ ràng hơn đối với việc đình chỉ xử lý TSBĐ như: việc tạm đình chỉ xử lý TSBĐ là không phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản (trong trường hợp doanh nghiệp không có kế hoạch phục hồi hoạt động hoặc kế hoạch phục hồi không có tính khả thi; hoặc kế hoạch phục hồi có tính khả thi thì TSBĐ không tham gia vào quá trình này) và/ hoặc việc tạm đình chỉ xử
Khóa luận tốt nghiệp 83 Học viện Ngân hàng
lý TSBĐ là nguyên nhân gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với bên nhận thế chấp như họ có thể lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ ba, Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn Nghị định số 11/2012/NĐ - CP và Nghị định số 163/2006/NĐ - CP. Các văn bản hướng dẫn phải được các bộ xây dựng thống nhất với nhau, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các văn bản hay gây
nhầm lẫn cho đối tượng thực hiện. Bên
cạnh đó, Nghị định số 11/2012/NĐ - CP và Nghị định số 163/2006/NĐ - CP là các văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung chứ không phải riêng về bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng. Do đó, cần kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể về TSBĐ tiền vay và xử lý TSBĐ tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng để giúp cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý và chủ động hơn trong việc áp dụng pháp luật có liên quan đến TSBĐ tiền vay và xử lý TSBĐ tiền vay.
Thứ tư, Chính phủ cần tạo điều kiện và hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý TSBĐ. Chính phủ cần đưa ra các chính sách về xử lý TSBĐ góp phần hạn chế khó khăn cho ngân hàng. Ngoài ra, cũng cần đưa ra một số quy định trong trường hợp xử lý tài sản do vướng mắt thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính như: có tranh chấp giữa khách hàng và ngân hàng, khách hàng bỏ trốn, khách hàng bị phá sản, thủ tục hồ sơ thiếu hoàn chỉnh,... Các cơ quan tư pháp cần có sự phối hợp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự, tạo điều kiện cho các TCTD thu hồi nợ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 của khóa luận nêu lên phương hướng hoạt dộng tín dụng nói chung cũng như hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng trong những năm tới. Những giải pháp và kiến nghị quan trọng với các bên liên quan đã được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vaytại các NHTMnói chung và tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội nói riêng. NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội cần phát huy những thành tựu đã đạt được cũng như sớm khắc phục các mặt còn tồn tại để tiếp tục phát triển tốt trong thời gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp 84 Học viện Ngân hàng
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng được coi là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng, là mạch máu của nền kinh tế, đảm bảo cho quá trình luân chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế được diễn ra trôi chảy, thuận lợi.Tuy trong thời gian qua điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp trên cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động của chi nhánh luôn bám sát định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Song bên cạnh việc mở rộng quy mô tín dụng thì vấn đề bảo đảm tiền vay của chi nhánh cũng được quan tâm hàng đầu, đây được coi như là một công cụ hữu ích bảo đảm an toàn cho hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội nói riêng và của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung. Trên cơ sở phân tích thực trạng, hoạt động bảo đảm tiền vay của chi nhánh đã đạt được một số thành tích nhất định, tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong thời gian tới, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội cần có những chủ trương, định hướng đúng đắn để nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay mà vẫn đảm bảo thực hiện được các kế hoạch tăng trưởng.
Khóa luận với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây - Hà Nội” đã làm sáng tỏ các vấn đề:
- Khái quát các cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội và các tổ chức liên quan nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội, (2010 - 2012) Báo cáo tổng kết công tác huy động vốn.
2. NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội, (2010 - 2012) Báo cáo công tác tổ chức cán bộ
3. NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội, (2010 - 2012) Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng
4. NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội, (2010 - 2012) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
5. TS. Hồ Diệu, TS. Lê Thẩm Dương, TS Lê Thị Hiệp Thương, CN Hồ Trung Bửu, CN Bùi Diệu Anh (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Phương, Đăng ký giao dịch bảo đảm: Rủi ro từ thực tế và bất cập của pháp luật, Tạp chí Ngân hàng 2009, số 8
7. Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005
8. Ngô Thị Thu Hằng, (2012) Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
http://luatminhkhue.vn/tieu-thu/phap-luat-ve-xu-lỵ-tai-san-bao-da:m-tien- vay-cua-cac-to-chuc-tin-dung-o-viet-nam.aspx
9. Nghị định số 83/2010/ NĐ - CP về đăng kí giao dịch bảo đảm
10.Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo về thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay của NHNo & PTNT Việt Nam
11.ThS. Vũ Thị Hồng Yến, (2013) Xử lý tài sản thế chấp trong mối quan hệ với Pháp luật về phá sản, Tạp chí Dân chủ pháp luật
12.Nguyễn Văn Hiếu, (2012) Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại NHTM CP Sài Gòn thương tín - Chi nhánh Thăng Long
13.Nguyễn Hồng Nhung, (2012) Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTM CP Á Châu- Chi nhánh Vĩnh Phúc
Khóa luận tốt nghiệp 85 Học viện Ngân hàng
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội, các cán bộ phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Tín dụng đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại chi nhánh cũng như cung cấp tài liệu để em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáoTh.s Đào Thanh Túđã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1. Nguyễn Phương Anh, (2012) Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT - Chi nhánh Hoàng Mai
2. http://www.sbv.gov.vn
3. http://vneconomy.vn/
4. http://cafef.vn/