5. Kết cấu của khóa luận
2.3.1. Những kết quả đạt được
Phát huy những thế mạnh về vị trí và nguồn lực, cùng với việc không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội đã đạt được một số thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh nói chung cũng như trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay nói riêng. Cụ thể:
Thứ nhất, xác định được tầm quan trọng của bảo đảm tiền vay với hoạt động tín dụng
Bảo đảm tiền vay được coi là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng, là một trong những công cụ cần thiết giúp ngân hàng có thể khắc phục được hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Nhận thức được rõ vai trò của bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng, những năm qua, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội đã thực hiện đúng quy trình, thủ tục bảo đảm tiền vay cũng như cơ chế quản lý tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam và NHNN đề ra, tạo điều kiện giúp cho cán bộ tín dụng hiểu rõ vai trò của mình trong từng giai đoạn, giảm thiểu thời gian, tránh sự trùng lặp khi thực hiện công việc mà vẫn bảo đảm được sự chặt chẽ theo yêu cầu.
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
khiến cho một cán bộ tín dụng có thể thực hiện quá nhiều khâu trong việc cấp tín dụng, từ việc tiếp xúc, thu thập các thông tin đến khâu thẩm định khách hàng, có thể tạo lỗ hổng cho những gian lận xảy ra. Đến năm 2012, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội đã thành lập một phòng thẩm định riêng, tách ra khỏi phỏng tín dụng, đảm bảo sự phân công phân nhiệm rõ ràng, góp phần giảm thiểu được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Công tác thẩm định được thực hiện theo một quy trình mang tính khoa học, có quy chuẩn, độc lập, khách quan. Bên cạnh đó, hàng năm chi nhánh đã tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cán bộ theo kế hoạch của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung cũng như của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội nói riêng.
Thứ ba, các phòng ban được phân công nhiệm vụ rõ ràng đảm bảo nguyên tắc phân công phân nhiệm tạo môi trường làm việc năng động, linh hoạt.
NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây- Hà Nội đã xây dựng được quy chế về chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, phân công công việc dựa trên trình độ năng lực của mỗi cá nhân, bảo đảm đúng người đúng việc, giúp mỗi người hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Những khoản cấp tín dụng cùng với những biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dùng đều có cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng tín dung và khả năng thu hồi nợ, qua đó nâng cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong mỗi công việc được giao. Điều này đã góp phần bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng cũng như chất lượng bảo đảm tiền vay.
2.3.1. Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Những tồn tại
Trong thời gian vừa qua, việc thực hiện bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội mặc dù đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn khá nhiều khó khăn. Trong quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay, NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội có những tồn tại sau:
Thứ nhất, danh mục TSBĐ chưa phong phú
Hiện nay, danh mục TSBĐ của chi nhánh chủ yếu bao gồm: đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc thiết bị và phương tiện vận tải; sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trong đó phần lớn TSBĐ là đất và tài sản gắn liền với đất.Các tài sản cầm cố, thế chấp là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cán bộ tín dụng, hàng tồn kho, cán bộ tín dụng rất ngại nhận làm TSBĐ do sự hạn chế về kho chứa, khó khăn trong quản lý tài sản. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn ngân hàng khi mà tài sản ban đầu của họ chủ yếu dưới dạng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản phục hồi chậm, việc nhận quá nhiều TSBĐ là bất động sản có thể khiến ngân hàng khó có thể xử lý được những tài sản khi xảy ra rủi ro.
Thứ hai, chất lượng thẩm địnhTSBĐ chưa cao
Việc thẩm định và định giá tài sản chủ yếu dựa vào chủ quan của cán bộ tín dụng, thiếu cơ sở đánh giá chính xác, hợp lý. Cán bộ thẩm định chỉ quen định giá các loại tài sản thông dụng như nhà, đất, ô tô... nên khi gặp phải những loại tài sản mới thì còn lúng túng. Khi đó, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng cung cấp TSBĐ khác và gây khó khăn cho khách hàng, ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Việc thẩm định tài sản còn sơ sài, nhiều khi cán bộ dựa nhiều vào kinh nghiệm, cảm tính nghề nghiệp và mối quan hệ lâu năm, thân thiết với khách hàng nên đôi khi việc thẩm định còn mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng đắn về tính hợp pháp, hợp lệ của các TSBĐ.
Thứ ba, công tác xử lý TSBĐ chưa hiệu quả.
Việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro còn nhiều hạn chế, điều này được thể hiện thông qua tình trạng dư nợ cần xử lý rủi ro đang gia tăng, trong khi mức độ thu hồi vốn từ TSBĐ lại giảm, giá trị TSBĐ thu được sau khi xử lý còn hạn chế, ngân hàng tốn kém nhiều chi phí để xử lý tài sản. Nhiều tài sản thế chấp bị giảm giá trị, không bán được do một số tài sản ở nông thôn trong làng xóm gây tốn kém thời gian và chi phí cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý TSBĐ.
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
2.3.2.2. Những nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp lý về bảo đảm tiền vay còn chưa hoàn chỉnh và có những điểm thiếu tính hợp lý.
Bảo đảm tiền vay trong cho vay của các ngân hàng có liên quan trực tiếp và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành trong các khoảng thời gian khác nhau bởi vậy khó tránh khỏi tình trạng không đồng bộ, chồng chéo, hoặc có cách hiểu, nhận thức và hành động khác nhau.
Hiện nay, việc đăng kí giao dịch bảo đảm còn nhiều bất cập, thiếu tập trung.Việc đăng kí giao dịch bảo đảm được thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, tùy thuộc vào loại tài sản cầm cố, thế chấp. Cụ thể, theo Nghị định số 83/2010/ NĐ - CP, Cục đăng kí quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp thực hiện việc đăng kí giao dịch bảo đảm đối với các tài sản, trừ các trường hợp sau:
- Cục hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tài thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm đối với tàu bay;
- Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm đối với tàu biển;
- Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Do vậy, trong trường hợp một khách hàng phải thế chấp, cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại một ngân hàng mà việc thế chấp, cầm cố các tài sản đó không thể thực hiện tại một trong những cơ quan nêu trên, thì khách hàng và ngân hàng phải thỏa thuận, lập thành nhiều hợp đồng khác nhau để đăng kí giao dịch bảo đảm cho phù hợp. Điều này dẫn tới chi phí phát sinh và thời gian thực hiện thủ tục thế chấp, cầm cố sẽ nhiều hơn và dài hơn so với chi phí, thời gian để đăng kí việc thế chấp, cầm cố tài sản tại một cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm.
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
Khóa luận tốt nghiệp 62 Học viện Ngân hàng
Việc xử lý TSBĐ tiền vay chưa có hướng dẫn cụ thể. Hiện nay, thủ tục và phương thức xử lý TSBĐ được các ngân hàng thực hiện theo quy định tại Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và một số văn bản liên quan khác. Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/04/2010 hướng dẫn Nghị định 178 đã hết hiệu lực do văn bản pháp luật phát sinh là Nghị định số 178 đã hết hiệu lực nhưng hiện nay, khi chưa có văn bản nào hướng dẫn Nghị định số 163 thì hầu như các ngân hàng cũng như các cơ quan pháp luật vẫn áp dụng và làm theo Thông tư số 03. TSBĐ tiền vay được xử lý theo những phương thức: bán TSBĐ tiền vay; TCTD nhận chính TSBĐ tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm; TCTD được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.
Hơn nữa, việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ của ngân hàng còn gặp nhiều vướng mắc. Theo quy định thì TSBĐ có thể được xử lý theo thỏa thuận giữa ngân hàng và bên bảo đảm, nếu hai bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá. Trong thực tế, việc ngân hàng xử lý TSBĐ theo thỏa thuận còn gặp nhiều khó khăn do trình tự, thủ tục xử lý còn phù thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, ngân hàng không có quyền kê biên, cưỡng chế khách hàng khi học cố tình chây ỳ, không giao TSBĐ, đặc biệt là đối với TSBĐ là bất động sản, các tài sản này được đăng kí quyền sở hữu, nếu khách hàng không kí vào hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho ngân hàng thì ngân hàng không bao giờ bán được để thu hồi nợ. Ngoài ra, nếu hai bên không thỏa thuận được, ngân hàng buộc phải nhờ đến sự can thiệp của Tòa án. Tuy nhiên, thủ tục còn rườm rà phải trải qua các bước như có đơn yêu cầu, ra quyết định thi hành án, biên bản làm việc của hai bên tại thi hành án, quyết định cưỡng chế về kê biên định giá phát mãi tài sản, đấu giá tài sản,... Do đó, dù có phán quyết của Tòa án, ngân hàng vẫn gặp nhiều trở ngại do khâu thi hành án còn chậm, thời gian từ lúc khởi kiện đến lúc cưỡng chế, thi hành một vụ mất ít nhất 2 năm, thậm chí có thể kéo dài đến 8- 9 năm, quá trình này khiến ngân hàng tốn nhiều thời gian và chi phí, mà không có gì bảo đảm chắc chắn ngân hàng thắng kiện để có thể xử lý tài sản.
Khóa luận tốt nghiệp 63 Học viện Ngân hàng
Thứ hai, pháp luật về phá sản còn thiếu những quy định về bảo vệ quyền cho bên nhận thế chấp tài sản.
- Luật phá sản năm 2004 quy định về việc tạm đình chỉ xử lý TSBĐ của doanh nghiệp được áp dụng kể từ khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thông thường, việc đình chỉ này sẽ luôn được áp dụng cho dù thẩm phán quyết định bất của thủ tục phá sản nào được quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản:
“ Điều 5: 1. Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản bao gồm: (a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; (b) Phục hồi hoạt động kinh doanh; (c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ; (d) Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản”
Tuy nhiên, thời gian tạm đình chỉ xử lý TSBĐ chưa được xác định trong một khoảng thời gian cụ thể và chắc chắn, điều này khiến cho ngân hàng rơi vào thế bị động, gặp khó khăn trong tiến trình xử lý TSBĐ đối với những doanh nghiệp có yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Ngoài ra, việc đưa ra quyết định xử lý tài sản thế chấp đôi khi còn chưa thỏa đáng, có thể gây ra tình trạng căng thẳng lợi ích của bên nhận thế chấp và lợi ích của doanh nghiệp. Ví dụ đối với những trường hợp được phép xử lý tài sản thế cháp trong quảng thời gian tạm đình chỉ, theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 28/04/2005 hướng dẫn chi tiết về Luật phá sản năm 2004: “ Trong trường hợp có chủ nợ bảo đảm có yêu cầu xử lý TSBĐ của doanh nghiệp, hợp tác xã, thì thẩm phán phải thông báo cho họ biết nguyên tắc chung việc xử lý TSBĐ của doanh nghiệp, hợp tác xã đang phải tạm đình chỉ. Chỉ trong trường hợp có đầy đủ các điều kiện sau đây thì thẩm phán có thể cho phép xử lý TSBĐ của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với chủ nợ có bảo đảm:
a. Tài sản có yêu cầu xử lý TSBĐ cho khoản nợ đã đến hạn;
b. Việc xử lý TSBĐ không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c. Người yêu cầu xử lý TSBĐ có đơn yêu cầu, trong đó trình bày các lý do của việc xin xử lý TSBĐ và xét thấy các lý do trên là chính đáng, việc xử lý TSBĐ của doanh nghiệp đối với họ là cần thiết”
Khóa luận tốt nghiệp 64 Học viện Ngân hàng
Rõ ràng quy định trên chưa xuất phát từ cơ sở bảo vệ lợi ích của chủ nợ có bảo đảm (phía ngân hàng), bởi những căn cứ áp dụng trên có tính chất chung chung như “không ảnh hưởng lớn” đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu xử lý TSBĐ là “cần thiết” là những điều kiện rất khó chứng minh. Khi đó, quyền quyết định có cho phép xử lý TSBĐ thế chấp hay không lại phụ thuộc vào ý chí của thẩm phán.Điều này gây bất lợi cho phía ngân hàng, khiến cho quá trình xử lý TSBĐ bị chậm chễ, gây ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay.
Thứ ba, môi trường kinh tế có nhiều biến động
Trong giai đoạn vừa qua, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nợ xấu gia tăng, hàng tồn kho nhiều, dòng tín dụng bị tắc nghẽn. Niềm tin về nền kinh tế bị giảm sút nghiêm trọng, người tiêu dùng không sẵn sàng chi tiêu, tổng cầu suy giảm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trì trệ, cầm chừng, một số doanh nghiệp phải phá sản, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng, tính thanh khoản thấp. Trong khi đó, lượng hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản lớn, tình trạng cung lớn hơn cầu khiến cho mặt bằng giá bất động sản sụt giảm rõ nét, một số địa phương giá nhà đất đã giảm tới 30%- 40 % mà vẫn không có người mua. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng bảo đảm tiền vay khi mà TSBĐ là bất động sản vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục TSBĐ của ngân hàng.
Thứ tư, rủi ro đạo đức từ phía khách hàng
Nhiều trường hợp để được vay vốn ngân hàng, nhiều khách hàng đã có những hành vi lừa đảo. Những trường hợp làm giả giấy tờ khá phổ biến nhất là đối với các giấy tờ chứng minh tính pháp lý của TSBĐ như sổ đỏ. Ngoài ra, nhiều khách hàng còn cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, khi phải xử lý TSBĐ để thu hồi vốn thì cố tìm mọi cách trì hoãn, cản trở, làm công tác xử lý TSBĐ của ngân hàng mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo đảm