5. Kết cấu của khóa luận
2.1.3.2. Công tác sử dụng vốn
Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội
(Nguồn:[3])
Khóa luận tốt nghiệp 34 Học viện Ngân hàng
Năm 2011, tổng dư nợ của NHNo & PTNT Hà Tây là 9.005 tỷ đồng, tăng 735 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 8,9%. Đến cuối năm 2012, con số này đạt 10.153 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2011. Để kiểm soát tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, lạm phát cao, ngay từ đầu năm 2011, Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết 11/NQ-CP trong đó bao gồm các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tăng trưởng ở mức thấp, cơ cấu tín dụng ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp - nông thôn, giảm cho vay lĩnh vực phi sản xuất.
Để xem xét rõ hơn về nguyên nhân tăng của sự biến động trên, ta sẽ xem xét về dư nợ của chi nhánh xét theo đối tượng khách hàng.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: [3])
Tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, hộ sản xuất có xu hướng tăng qua các năm. Dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2011 là 2.944 tỷ đồng, tăng 3,1% so với
năm 2010 và đạt 3.336 tỷ đồng vào năm 2012 tương ứng với mức tăng 13,3% so với năm 2011. Trong giai đoạn 2010- 2012, nền kinh tế suy thoái, tính thanh khoản trong nền kinh tế thấp cùng với áp lực về lãi suất vay vốn đã khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hoạt động gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, lượng hàng tồn kho lớn, một số doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất thậm chí ngừng hoạt động. Do đó, tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh có mức tăng chậm, chủ yếu giữ nguyên hạn mức dư nợ đã thực hiện,
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu 1.55 7 2.24 4 2.08 9 +687 44,1 2 -155 -6,91 Tổng chi nội bảng__________ 1.30 2 1.73 9 1.76 8 +437 33,5 6 +29 +1,67 LỢI NHUẬN 35 5 61 2 44 7 + 257 72,3 9 - 165 -26,96
Khóa luận tốt nghiệp 35 Học viện Ngân hàng
số dư nợ tăng phần lớn cho vay vào một số dự án đồng tài trợ đã được kí kết từ những năm trước hoặc một số doanh nghiệp đặc thù. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xuyên kiểm tra giám sát, đối với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì từng bước giảm dần dư nợ, rút vốn chuyển cho vay hộ sản xuất, phần nào cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng khối doanh nghiệp.
Tín dụng đối với cá nhân, hộ sản xuất trong giai đoạn 2010- 2012 luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ và đóng vai trò ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tín dụng của toàn chi nhánh. Tổng dư nợ tín dụng cá nhân, hộ sản xuất năm 2011 là 6.061 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và tăng lên mức 6.817 tỷ đồng vào năm 2012, tương ứng với mức tăng 12,47% so với năm trước. Mặc dù tỷ lệ tín dụng tăng trưởng thấp nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch phù hợp với chủ trương, chính sách của Chính phủ đó là ưu tiên nguồn vốn tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn. NHNo & PTNT Hà Tây luôn lấy thị trường nông nghiệp nông thôn là thị trường chính để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng cho vay kinh tế hộ, góp phần mở rộng quy mô kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, bền vững, tạo tiền đề cơ bản cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chất lượng tín dụng
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây - Hà Nội
(Nguồn: [3])
Trần Thị Tuyết Nhung Lớp NHE - K12
Khóa luận tốt nghiệp 36 Học viện Ngân hàng
Nhìn chung chất lượng tín dụng ở toàn chi nhánh khá tốt, tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng nhưng vẫn được kiểm soát ở mức thấp so với toàn hệ thống và đảm bảo mức giới hạn về nợ xấu mà NHNo & PTNT Việt Nam giao. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 và năm 2011 của chi nhánh được duy trì ở mức khá ổn định, năm 2011 quy mô nợ xấu chỉ tăng nhẹ ở mức 0,96%, trong khi đó, tốc độ tăng dư nợ tín dụng của chi nhánh nhiều hơn, do vậy làm tỷ lệ nợ xấu năm 2011 của chi nhánh giảm. Tuy nhiên, trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh lại tăng mạnh lên mức 3,42% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do trong năm 2012, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế bị trì trệ, hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và cá nhân, hộ sản xuất bị thu hẹp. Thêm vào đó, một số khách hàng còn thiếu kiến thức kinh nghiệm kinh doanh theo cơ chế thị trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, chưa chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, kinh tế hộ và kinh tế trang trại thường chịu tác động bởi thiên tai, bệnh dịch như mất mùa, dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở io`n,... làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm bị giảm sút, hàng hóa bị tiêu hủy, nhiều hộ kinh doanh thua lỗ, không thu hồi được vốn. Chính những điều này đã làm gia tăng các khoản nợ xấu cho chi nhánh. Trong thời gian tới, chi nhánh cần tập trung chỉ đạo các giải pháp thu nợ gốc, nợ lãi đến hạn, quá hạn kịp thời, không để chuyển nhóm nợ cao hơn làm nợ xấu tăng, nâng cao chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh nói riêng cũng như của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung.