Định hướng phát triển của du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu DL CDTN THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE tại TOP TRAVEL đối TƯỢNG KHÁCH DU LỊCH nội địa (Trang 58 - 59)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1. Định hướng phát triển của du lịch Việt Nam

Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng.

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong năm 2019, du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng trên 6% so với năm 2018), thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16% so với năm 2018). Với sự nỗ lực của toàn ngành, du lịch đã có những bước phát triển đột phá, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của đất nước. Việt Nam được vinh danh với

nhiều danh hiệu danh giá, giải thưởng du lịch toàn cầu: Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019 (World Golf Awards); Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới (World Travel Awards 2019), Điểm đến hàng đầu châu Á trong hai năm liên tiếp. Mặt khác, trong năm 2019, du lịch Việt Nam đã được vinh danh là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019" và "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á".

Theo đó mục tiêu vào năm 2020 ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên vào đầu năm 2020 ngành du lịch Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid – 19, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang bị khủng hoảng và phải chịu thiệt hại vô cùng lớn, ngành du lịch Việt Nam đứng trước nguy cơ một năm sụt giảm mạnh về lượng khách và doanh thu. Trước tình hình này nhà nước đang có sự thay đổi về mặt chính sách và định hướng cho ngành du lịch nhằm thích nghi và phù hợp tình hình hiện tại.

Nhìn chung, có thể thấy tình hình kinh doanh lữ hành tại Việt Nam đang gặp phải trở ngại lớn, có thể sẽ không hoàn thành được những mục tiêu đã đặt ra trong năm 2020. Các công ty lữ hành cũng sẽ chịu những thiệt hại nặng nề, Top Travel cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, từ những khó khăn này Top Travel cũng có thể coi là cơ hội để nhìn lại chính mình và chuẩn bị cho tương lai, trong việc hoàn thiện bộ sản phẩm mới và đa dạng, xây dựng chiến lược marketing và cạnh tranh phù hợp.

Một phần của tài liệu DL CDTN THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE tại TOP TRAVEL đối TƯỢNG KHÁCH DU LỊCH nội địa (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w