Thứ nhất, Ngân hàng Quân đội phải có những khoản đầu tư lớn cho công nghệ của toàn ngân hàng nói chung và mảng ngân hàng điện tử nói riêng. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thứ hai, MB cần liên kết với các đơn vị thương mại như siêu thị, hệ thống cửa hàng, nhà hàng, .. .để đẩy mạnh hoạt động ủy thác thanh toán, là bước đà để mở rộng thị trường
thẻ và sau nữa là phát triển thị phần về dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ ba, về nguồn nhân lực, Ngân hàng Quân đội nên phát triển đội ngũ nhân viên am hiểu về kĩ thuật công nghệ hiện đại để nâng cấp hệ thống ngân hàng điện tử. Việc làm này sẽ giúp Ngân hàng đi tắt đón đầu được các thành tựu của công nghệ, đáp ứng cao nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thời đại số.
Thứ tư, do bước vào mảng dịch vụ ngân hàng điện tử sau các ngân hàng khác, MB cần đẩy mạnh công tác marketing, truyền bá rộng rãi tới khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngân hàng điện tử, đồng thời đưa ra một bức tranh tổng quan về kinh nghiệm phát triển của Ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam. Với những tiện
ích, ưu điểm của các sản phẩm Ngân hàng điện tử cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI