Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 69 - 71)

3.3.1 Đối với Chính Phủ

a. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lí đối với các dịch vụ NHĐT

Như đã phân tích ở phần hạn chế, môi trường pháp lí của Việt Nam mặc dù đã có cố gắng cải thiện bằng các quy định, sửa đổi bổ sung hay các nghị định mới ban hành

nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng những yêu cầu phát triển của Internet Banking trong thời

gian tới. Chính vì thế để tạo điều kiện cho thương mại điện tử nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng phát triển Chính phủ cần phải nghiên cứu và kịp thời ban hành các văn

bản điều chỉnh với các dịch vụ mới.

Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử được sử dụng rộng rãi, cần xây dựng hệ thống

tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử, cần phát triển trung tâm quản lí dữ liệu ngày một hiện đại tương ứng để giúp cho việc

xác nhận, chứng thực chữ kí điện tử được nhanh chóng, chính xác, tránh các hiện tượng chữ kí giả mạo.

Dịch vụ NHĐT có đặc điểm là không bị giới hạn về mặt địa lý do vậy không tránh khỏi nhiều trường hợp mâu thuẫn về pháp luật trong giao dịch điện tử giữa các quốc gia. Để hạn chế điều này, Chính phủ cần xây dựng khung pháp lý về dịch vụ ngân hàng điện tử bám sát với các khung pháp lí chuẩn Quốc tế.

Thực tế cho thấy, chúng ta đã có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến thương mại điện tử nói chung và dịch vụ Ngân hàng điện tử nói riêng như quyết định cho ngành

ngân hàng được sử dụng chứng từ trong hạch toán và thanh toán, chữ kí điện tử,... Tuy nhiên, những văn bản này còn sơ sài, chưa đầy đủ để hướng dẫn các ngân hàng.

b. Đầu tư vào công nghệ thông tin và đẩy mạnh thương mại điện tử

Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin bởi có sự tiến bộ của công nghệ thông tin thì mới có sự ra đời của Internet Banking. Trong điều

kiện nguồn tài chính của Chính phủ còn hạn chế, nhà nước cần xã hội hóa việc đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ cho lĩnh vực này, khi có sự cạnh tranh thì các ngân hàng buộc phải nỗ lực không ngừng để chiếm lĩnh thị phần và hoạt động hiệu quả. Khi đó, chất lượng dịch vụ và tính an toàn, bảo mật sẽ càng được nâng cao.

Các cơ quan quản lí cũng cần phối hợp với các học viện, trường đại học, tổ chức tín dụng, các viện nghiên cứu công nghệ và đào tạo tiến hành nghiên cứu khoa học về an toàn thng tin điện tử trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để có được đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao và những nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong tương lai.

Không những đầu tư vào công nghệ thông tin, Nhà nước cũng nên đẩy mạnh phát

triển thương mại điện tử, đưa ra một số chủ trương mang tính bắt buộc đối với một số giao dịch ở một mức độ nào đó trở nên phải thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Trong quá trình thực hiện cần có những chính sách ưu đãi về phí đối với những cá nhân,

tổ chức kinh doanh trên mạng, khuyến khích hình thức thanh toán không dùng tiền mặt từ đó tạo thói quen thanh toán, giao dịch qua ngân hàng, làm cơ sở gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử.

c. Đẩy mạnh đào tạo

Tăng cường công tác đào tạo, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về công nghệ thông tin và Ngân hàng điện tử với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm giúp các Ngân hàng hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHĐT theo hướng khoa học hiện đại.

Ngoài ra, Nhà nước cũng nên nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh mạng. Hiện nay nhận thức về nguy cơ, tính rủi ro và hậu quả của tình trạng mất an ninh mạng trong xã hội chưa cao. Nhiều người vẫn coi hành vi xâm phạm an ninh mạng chỉ là trò đùa ác ý, trong khi các hành vi này cần phải bị lên án và xử lí nghiêm minh. Mỗi cá nhân, tổ chức và bản thân các ngân hàng phải hiểu rõ những nguy cơ, rủi ro mà họ có thể gặp phải cùng các biện pháp phòng tránh để có thể bản thân minh các ngân hàng phải hiểu rõ những nguy cơ, rủi ro mà họ có thể gặp phải cùng các biện pháp phòng tránh để có thể bảo vệ bản thân mình và cộng đồng xã hội trên môi trường mạng. Nhà nước cần đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền tới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về đảm bảo an ninh ngân hàng điện tử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là triển khai mạnh mẽ dán nhãn tín nhiệm các website thương mại điện tử của các ngân hàng nhằm nâng cao nhận thức của các thành viên trong xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w