Các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ quá trình phát triển tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ đối với NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 133 (Trang 86 - 88)

- 8.00% Lợi nhuận trước thuế(tỷ

3.2.7. Các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ quá trình phát triển tín dụng bán lẻ

triển tín dụng bán lẻ

Trên thực tế, hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ từ các sản phẩm dịch vụ khác, đặc biệt như là hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cũng vậy, nếu như việc phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn chưa tốt thì sẽ là rào cản rất lớn kìm hãm sự phát triển của hoạt động tín dụng bán lẻ, khi mà nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển tín dụng bán lẻ. Việc phát triển tín dụng bán lẻ cần một nguồn vốn đầu tư lớn để phát triển ứng dụng công nghệ, thực hiện các chiến lược marketing, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên.. .và hơn hết là nguồn vốn để tài trợ cho nhu cầu của khách hàng. Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ càng mạnh thì nhu cầu về vốn càng lớn dẫn đến việc MB cũng rất cần phải chú trọng đến những biện pháp giúp đảm bảo, gia tăng về nguồn vốn huy động. Ngân hàng nên tập trung vào những giải pháp sau:

- Củng cố quan hệ với các khách hàng hiện hữu, đặc biệt là các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn như các doanh nghiệp Quân đội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam,...nhằm duy trì nguồn tiền gửi của họ tại ngân hàng. Đồng thời đẩy mạnh

công tác tiếp thị khách hàng mới trong đó tập trung vào các khách hàng có nguồn

thu lớn: như các trường đại học, bệnh viện,....

- Điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của MB, đáp ứng nhạy bén, kịp thời sự thay đổi lãi suất của thị trường, đảm bảo cân đối hợp lý giữa

đặc thù cao hướng tới một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể chiếm ưu thế tạo nên sự khác biệt như: tiết kiệm quân nhân, tiết kiệm hưu trí,...

- Nghiệp vụ huy động vốn cần được cải tiến sao cho gọn nhẹ, thủ tục gửi tiền đơn giản, nhanh chóng nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

- Nâng cao chất lượng của đội ngũ giao dịch viên: chú trọng đầu tư về hình ảnh, phong cách làm việc và kỹ năng ứng xử đối với khách hàng, nhấn mạnh vào

khả năng xử lý nhanh nghiệp vụ và thái độ cởi mở, chuẩn mực trong giao tiếp.

- Nâng cao trình độ công nghệ thông tin, giảm thiểu các rủi ro hoạt động tăng cường trang thiết bị vật chất, thiết bị ngân hàng hiện đại, đảm bảo tính chính

xác và

nhanh chóng. Điều này sẽ nâng cao chất lượng phục vụ tạo ra sự tin cậy đối với

khách hàng, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của hoạt động Ngân hàng. Từ

đó, nâng

cao uy tín và khả năng thu hút hàng của Ngân hàng

- Tổ chức với mức độ thường xuyên hơn và quảng bá rộng rãi hơn các chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng nhằm thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư. - Phát triển các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ đặc thù phục vụ riêng một số đối tượng khách hàng như: dịch vụ chi trả bảo hiểm xã hội, thu cước điện

thoại, thu

chi ngân quỹ.. .đẩy mạnh việc tiếp cận các doanh nghiệp thực hiện trả lương

qua tài

khoản, chú trọng công tác phát hành thẻ ATM, thẻ ghi nợ.

- Đa dạng hoá và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ thanh toán, rút tiền mặt kèm theo đảm bảo mang lại tiện ích cho khách hàng: Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng

điện tử, thanh toán song biên, kết nối thanh toán, gia tăng các điểm chấp nhận thẻ

các ngành nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là yếu tố tạo nên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của cá thành phần kinh tế. Có được sự ỏn định môi trường kinh tế vĩ mô, các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ như thế sẽ thu hút được một bộ phận khá lớn nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư của các thành phần kinh tế.

Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế. Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ đối với NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 133 (Trang 86 - 88)