Các phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông c link (Trang 36 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh

Về cơ bản, chúng ta thấy có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong hoạch định chiến lược kinh doanh và việc lựa chọn phương pháp nào lại tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Đây là hai phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp Việt Nam hay vận dụng trong tình hình thực tế đơn vị mình.

1.3.2.1. Phương pháp thích ứng theo kinh nghiệm

Phương pháp thích ứng theo kinh nghiệm được Philippe Lasserre đưa ra [31, tr36-37], trong đó chiến lược kinh doanh được hoạch định nhờ kinh nghiệm và trực giá của những nhà hoạch định với ba yếu tố chủ yếu; khả năng xây dựng, sự tích cực, sự giác ngộ.

- Khả năng xây dựng: Yếu tố này là dựa trên những kinh nghiệm đã học hỏi từ thực tiễn và lúc này doanh nghiệp thường tập trung vào loại sản phẩm hoặc công nghệ chiến lược, mũi nhọn. Yêu cầu hiểu biết chi tiết về công việc cũng như trình độ chuyên môn là cơ sở bắt buộc phải có đối với mọi bộ phận để tổ chức hành động chiến lược. Yêu cầu bắt buộc trên làm cho mọi người đều có thể tham gia vào những vấn đề mà họ có hiểu biết sâu sắc để tránh được việc tranh luận cũng như những mục tiêu trừu tượng.

- Sự tích cực: Thể hiện ở việc sử dụng thận trọng các nguồn lực để phát triển đối với công nghệ mới và năng động, thích ứng với nhu cầu cũng như sự thay đổi không lường trước được của thị trường. Vì vậy, để thực hiện được doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện thí điểm từ một cơ sở nhỏ để đúc rút kinh nghiệm nhằm tiếp tục mở rộng kinh doanh. Điều đó, sẽ tạo điều kiện khai thác các nguồn lực chung một cách tiết kiệm và thực tế.

- Sự giác ngộ: Thể hiện ở việc tập hợp và phân bổ những thông tin chính xác, có trọng điểm về thị trường cũng như khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Dường như tất cả các thông tin này đều được cung cấp từ cơ sở và được truyền nhanh đến các bộ phận khác nhau của tổ chức để có thể điều chỉnh được các chương trình cũng như các hành động khác nhau.

1.3.2.2. Phương pháp ma trận

Đây là phương pháp mà dựa trên việc sử dụng các loại ma trận để phân tích cũng như xây dựng chiến lược.

Trước hết, nhóm tư vấn Boston đã đưa ra phương pháp với tên gọi là ma trận BCG (the Boston Consulting Group) hay với tên khác là ma trận vốn đầu tư. Tiếp đến, phương pháp ma trận được phát triển cũng như sử dụng rộng rãi trong hoạch định chiến lược. Phương pháp này bao gồm bốn bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thiết lập ma trận phân tích các yếu tố ngoại vi Bước 2: Xây dựng ma trận phân tích nội vi

Bước 3: Xây dựng các ma trận kết hợp Bước 4: Thiết lập ma trận tổng hợp

Bước 1: Thiết lập ma trận phân tích các yếu tố ngoại vi

Ma trận này cho phép phân tích tác động của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp. Nội dung tiến trình xây dựng ma trận này được thể hiện ở Sơ đồ 1.3 như sau:

Sơ đồ 1.3: Các bước xây dựng ma trận phân tích ngoại vi (ma trận EFE)

Xác định các yếu tố ngoại vi

Dự tính mức độ quan trọng của từng yếu tố Cho hệ số từng yếu tố

Tính điểm số cho từng yếu tố Tổng hợp điểm số của các yếu tố

Bước 2: Xây dựng ma trận phân tích nội vi (IFE)

Đây là ma trận được dùng để đánh giá năng lực của doanh nghiệp. Cách thức xây dựng ma trận nội vi cũng tương tự như cách thức xây dựng ma trận phân tích ngoại vi, trong đó các yếu tố ngoại vi bằng các yếu tố nội vi như: nguồn nhân lực, tài chính, marketing, nghiên cứu và phát triển, …

Bước 3: Xây dựng các ma trận kết hợp

Để có được các chiến lược khả thi có thể lựa chọn ta xây dựng các ma trận kết hợp. Các ma trận này thường được sử dụng là: Ma trận SWOT, ma trận BCG, ma trận GE, ma trận HOFER, ma trận SPACE. Trong đó, hai loại ma trận điển hình là ma trận SWOT và ma trận BCG.

Ma trận SWOT: Đây là ma trận này được thiết lập dựa vào kết hợp các điểm mạnh (strength), điểm yếu (weakness), cơ hội (opportunity), và mối đe dọa (threaten). Mô Sơ đồ tổng quát của ma trận SWOT được biểu thị như Sơ đồ 1.4.

Cơ hội (O)

1. Kinh tế tăng trưởng ổn định.

2. Phân công lao động quốc tế sâu sắc. Nguy cơ (T) 1. Đối thủ cạnh tranh mạnh. 2. Xu hướng tự do hóa. Điểm mạnh (S) 1. Chi phí thấp. 2. Có sự ủng hộ của chính phủ Kết hợp S/O

(O): Phân công lao động quốc tế sâu sắc. (S): Chi phí thấp Kết hợp S/T (T): Xu hướng tự do hóa (S): Có sự ủng hộ của chính phủ Điểm yếu (W) 1. Sức cạnh tranh chưa cao 2. Khả năng tài chính kém Kết hợp W/O

(O): Phân công lao động quốc tế sâu sắc.

(W): Chất lượng sức mạnh cạnh tranh chưa cao

Kết hợp W/T

(T): Đối thủ cạnh tranh mạnh.

(W): Sức cạnh tranh chưa cao.

Đầu tiên phải liệt kê được các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu đã được phân tích ở bước 1, bước 2. Sau đó kết hợp thành các phương án chiến lược S/O, S/T, W/T.

Ma trận BCG: Ma trận này còn được gọi là ma trận phân tích danh mục vốn đầu tư, do nhóm tư vấn Boston (Boston Consulting Group)

Tốc độ tăng trưởng của thị trường Star (Ngôi sao) Question Mark (Dấu hỏi) Cash cow (Con bò sữa) Dogs (Con chó) Thị phần của doanh nghiệp

Sơ đồ 1.5: Ma trận BCG

Question mark (dấu hỏi): Các bộ phận ở góc này có mức thị phần thấp nhưng tỷ lệ tăng trưởng cao.

Star (ngôi sao): Các bộ phận ở góc này có thế mạnh cả về thị phần và mức tăng trưởng của ngành.

Cash cow (bò sữa): Bộ phận ở vị trí này có thị phần cao nhưng cạnh tranh trong ngành có mức tăng trưởng thấp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đa dạng hóa tập trung hay phát triển sản phẩm.

Dog (con chó): Ở góc này doanh nghiệp bị yếu cả về thị phần lẫn khả năng tăng trưởng. Doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược thanh lý hay giảm bớt…

Ma trận BCG cho phép kết hợp giữa chọn chiến lược với vấn đề lưu thông tiền mặt, đặc điểm đầu tư và nhu cầu của nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức.

Bước 4: Lập ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng

Ma trận này còn được gọi với một tên khác là ma trận QSPM. Ma trận QSPM cho phép các nhà hoạch định chọn lựa được chiến lược kinh doanh tối ưu. Được biểu hiện ở mô hình tổng quát Sơ đồ 1.6.

Phương pháp ma trận này được sử dụng phổ biến ở những môi trường kinh doanh mà các yếu tố liên quan dến hoạch định chiến lược có thể nhận dạng tương đối rõ, cụ thể. Các yếu tố tác động đến thị trường thể hiện tính quy luật có khả năng dự báo được. Có nghĩa là thị trường đã phát triển tương đối đầy đủ.

Còn có một yếu tố cũng quan trọng là doanh nghiệp phải có hệ thống quản trị tương đối đồng bộ và trình độ của các nhà hoạch định phải đạt mức tiên tiến.

Các yếu tố chính Các chiến lược có thể lựa chọn

Phân loại CLKD1 CLKD2 CLKD3

I. Các yếu tố ngoại vi

1. Kinh tế 2. Chính trị 3. Pháp luật

4. Văn hóa – Xã hội 5. Kỹ thuật, công nghệ

II. Các yếu tố nội vi

1. Quản trị 2. Marketing 3. Tài chính

4. Sản xuất, thương mại 5. R và D

6. Thông tin

Sơ đồ 1.6: Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM

Thực tế hiện nay, trong các ma trận trên thì thường được sử dụng ở nhiều môi trường kinh doanh khác nhau nhưng rất phổ biến là ma trận SWOT được các doanh nghiệp lựa chọn là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông c link (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w