Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông c link (Trang 73 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh

3.2.2.1. Phương pháp thích ứng theo kinh nghiệm

Do hạn chế trong nhận thức và kinh nghiệm trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nên khi hoạch định chiến lược kinh doanh công ty C-Link vẫn chủ yếu áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm - một phương pháp thống kê kinh nghiệm chỉ thích hợp trong môi trường kinh doanh tĩnh, còn trong môi trường kinh doanh động đã bộc lộ những nhược điểm khó chấp nhận.

Ưu điểm: Công ty cũng đã bước đầu sử dụng phương pháp hoạch định thích ứng theo kinh nghiệm. Ví dụ: khi làm các dự án, đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh thì công ty đã sử dụng phương pháp thích ứng theo kinh nghiệm, điều đó có nghĩa là công ty vận dụng những kinh nghiệm đã được tích luỹ, được rút ra trong hơn chục năm xây dựng và trưởng thành. Bên cạnh đó công ty cũng đã nghiên cứu xem những dự án, những ngành nghề kinh doanh mới có phù hợp và được thị trường chấp nhận hay không.

Tồn tại: Tuy nhiên, những nghiên cứu đó còn chưa cụ thể được là đối tác và đối thủ cạnh tranh là ai cũng như việc sử dụng các nguồn lực để tiến hành thực hiện dự án hoặc là một thị trường để mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh.

3.2.2.2. Phương pháp ma trận

Ngoài việc sử dụng phương pháp thích ứng theo kinh nghiệm, trong phân tích chiến lược, Công ty C-Link cũng đã sử dụng phương pháp SWOT. Phương pháp này được Ban lãnh đạo Công ty đánh giá là một phương pháp quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty một cách trực tiếp nhất.

Trong cuộc phỏng vấn sâu của tác giả với Ban lãnh đạo với Công, ông Cao Duy Linh – Giám đốc của Công ty đã khẳng định: “Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp mà các doanh nghiệp hiện nay sử dụng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Đây là phương pháp dùng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp. Hiện nay Công ty C-Link đang sử dụng phương pháp này trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của

mình. Nhờ việc áp dụng phương pháp này mà việc hoạch định chiến lược của Công ty ngày càng được cải thiện hơn.”

+ Các điểm mạnh: (S)

- S1: Chiến lược tổng quát đúng đắn. Có kinh nghiệm hoạt động, thừa hưởng uy tín, thương hiệu, tận dụng được mạng lưới khách hàng rộng khắp và các đối tác tin cậy nhiều năm qua.

- S2: Tài chính tương đối tốt.

- S3: Nguồn lao động được đào tạo bài bản. Có đội ngũ lao động trẻ, có kiến thức cao, được đào tạo đầy đủ, năng động nhiệt tình.

- S4: Bộ máy lãnh đạo sáng suốt, đoàn kết, cơ chế đãi ngộ tốt cho người lao động.

+ Các điểm yếu: (W)

- W1: Hệ thống CNTT chưa tốt.

- W2: Cơ chế hoạt động phân cấp chưa đầy đủ, hợp lý. - W3: Hiệu quả sử dụng vốn thấp.

- W4: Khả năng đàm phán mức phí trong hoạt động đầu tư thấp

+ Các cơ hội chính: (O)

- O1: Thị trường lớn, cơ hội mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

- O2: Thị trường viễn thông và CNTT phát triển mang lại khả năng tiếp cận với các phần mềm nghiệp vụ chuyên dụng.

- O3: Ngành tự động hóa không chịu nhiều áp lực từ sản phẩm thay thế. - O4: Môi trường chính trị pháp luật ngày càng được cải thiện.

+ Các thách thức chính: (T)

- T1: Áp lực từ khách hàng.

- T2: Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt. - T3: Khan hiếm nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- T4: Áp lực lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến lĩnh vực đầu tư.

Như vậy, khi kết hợp giữa các yếu tố của phương pháp SWOT ta có thể được một số chiến lược sau:

+ Chiến lược SO:

- S1+O1: Tập trung khai thác thị trường chiến lược hiện tại (Chiến lược thâm nhập thị trường).

- S1+S2+O2+O3: Nâng cao hiệu quả đầu tư (Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm).

- S1+O3: Chiến lược khác biệt hóa về hình ảnh.

+ Chiến lược ST:

S1+S2+T2: Mở rộng mạng lưới hoạt động chiếm lĩnh, ký kết hợp đồng.

+ Chiến lược WO:

- W1+W2+O1+O2: Đầu tư công nghệ, đẩy mạnh công tác Marketing để giành thị phần tại thị trường hiện tại (Chiến lược thâm nhập thị trường).

- W2+W3+O1+O3: Chiến lược đa dạng hóa tổ hợp.

+ Chiến lược WT:

- W2+W4+T2: Mở rộng mạng lưới hoạt động chiếm lĩnh, ký kết hợp đồng (Kết hợp xuôi phia trước).

- W2+ W4+T1+T2: Liên doanh, liên kết với các đối thủ để tăng sức mạnh, giảm sức ép cạnh tranh và áp lực từ khách hàng (Chiến lược liên doanh).

Ưu điểm: Như vậy, thông qua ma trận SWOT có thể thấy được việc sử dụng ma trận SWOT trong phân tích và hoạch định chiến lược kinh doanh đối với Công ty đã được thực hiện.

Tồn tại: Việc sử dụng ma trận SWOT trong phân tích và hoạch định chiến lược kinh doanh vẫn còn rất sơ sài và chưa phong phú, chưa đầy đủ và khoa học. Mặc dù trong cuộc phỏng vấn sâu với Ban lãnh đạo Công ty đều khẳng định Công ty đã áp dụng được những ưu điểm của phương pháp SWOT trong công tác hoạch định chiến lược của mình. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và nghiên cứu của tác giả thì các dữ liệu còn chưa phong phú bởi các quy trình hoạch định chiến lược chưa được áp dụng đầy đủ và khoa học.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông c link (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w