Nội dung quản lý nguồn thu từ ấn chỉ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 27 - 34)

1.2.2.1. Lập kế hoạch thu từ ấn chỉ

Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì, và giải pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đó như thế nào? Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối

* Căn cứ lập kế hoạch thu từ ấn chỉ:

- Các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2016-2020.

- Các Nghị quyết của Quốc hội, văn bản điều hành về dự toán NSNN hàng năm.

- Các văn bản khác:

+ Các văn bản của cấp có thẩm quyền về điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển; chính sách, chế độ thu thuế, phí, lệ phí và các chính sách về cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2020 (nếu có).

+ Các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm tra cơng tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phịng chống tham nhũng có liên quan đến hoạt động thu, chi NSNN.

* Mục tiêu:

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí và các văn bản chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; khơng đánh giá vào thu NSNN các khoản thu phí đã chuyển sang giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và lệ phí, các khoản được khấu trừ đối với cơ quan nhà nước hoặc khoản trích lại phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện.

- Đánh giá tình hình thu từ ấn chỉ;

- Đánh giá kết quả thực hiện các khoản thu được để lại theo quy định đối với các cơ quan hành chính nhà nước được hưởng cơ chế đặc thù theo quy định của các cấp thẩm quyền, nguồn phí để lại, các khoản thu nghiệp vụ, khoản trích qua cơng tác thanh tra, kiểm tốn.

- Hồn thiện tổ chức nhân sự quản lý ấn chỉ

Tổ chức nhân sự quản lý là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, bởi suy cho cùng thì chất lượng của công tác quản lý phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý các nhân viên trong bộ máy quản lý.

- Hồn thiện tổ chức cơng tác quản lý, kế tốn ấn chỉ, trong đó nhấn mạnh việc phân cấp quản lý đến các đơn vị cấp dưới.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý ấn chỉ online là một yêu cầu cấp bách phục vụ cho công tác quản lý ấn chỉ.

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch thu từ ấn chỉ

* Phân cấp thẩm quyền quy định về thu ấn chỉ

Phân cấp thẩm quyền quy định về thu ấn chỉ được thực hiện dựa vào tính chất và phạm vi ảnh hưởng của từng loại ấn chỉ, trong đó phân cấp thẩm quyền quy định về phí được quy định cụ thể. Đối với ấn chỉ bán thu tiền, việc phân cấp được thực hiện tại cấp Tổng cục, Cục.

Việc phân cấp thẩm quyền quy định về ấn chỉ như sau:

- Bộ Tài chính quy định đối với các loại ấn chỉ áp dụng thống nhất trong cả nước.

- TCHQ quy định giá bán ấn trong toàn Ngành.

* Đối tượng nộp mua ấn chỉ và các tổ chức, cá nhân được bán ấn chỉ thu tiền:

Đối tượng mua ấn chỉ là các thể nhân và pháp nhân được các tổ chức, cơ quan của Nhà nước cung cấp các dịch vụ công cộng theo quy định của pháp luật có thu phí hoặc bán ấn chỉ. Các thể nhân và pháp nhân là đầu tư nộp phí và mua ấn chỉ có nhiệm vụ thực hiện nộp phí theo đúng quy định của pháp luật.

Tất cả các khoản phí và ấn chỉ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định mới được thu. Các tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí, tiền bán ấn chỉ bao gồm:

- Cơ quan Thuế Nhà nước; - Cơ quan Hải quan;

- Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện các đơn vị theo quy định của pháp luật được thu phí, lệ phí;

- Các tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền uỷ quyền việc thu phí.

* Đăng ký, kê khai thu nộp phí

Các tổ chức (không phải là cơ quan thuế, cơ quan hải quan) và cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí, lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí trong thời gian chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí, lệ phí; cụ thể:

- Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc Trung ương, tỉnh hoặc cấp tương đương quản lý đăng ký với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường hoặc cấp tương đương quản lý và cá nhân thu phí, lệ phí đăng ký với Chi cục thuế quận, huyện.

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, phí, lệ phí từng tháng và nộp tờ khai cho cơ quan thuế nơi đăng ký thu phí, lệ phí trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo để theo dõi, quản lý.

* Quản lý sử dụng tiền thu phí

Tiền phí, ấn chỉ do cơ quan thuế trực tiếp tổ chức thu và trường hợp tổ chức khác thu phí, lệ phí đã được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí cho

hoạt động thu phí, lệ phí theo dự tốn hàng năm thì tổ chức thu phải nộp tồn bộ số tiền phí, lệ phí thu được vào ngân sách Nhà nước.

Trường hợp tổ chức thu chưa được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí hoặc tổ chức thu được uỷ quyền thu phí, lệ phí thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí; phần tiền phí lệ phí cịn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Phần phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được hàng năm.

* Thu nộp tiền thu phí vào Kho bạc Nhà nước

Đối với phí, lệ phí do cơ quan thuế thu thì đối tượng nộp phí, lệ phí trực tiếp nộp vào Kho bạc Nhà nước ở địa phương nơi thu theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp Kho bạc Nhà nước chưa tổ chức thu tiền phí, lệ phí trực tiếp từ đối tượng nộp thì cơ quan thuế thu tiền phí, lệ phí và cuối ngày phải làm thủ tục nộp hết số tiền phí, lệ phí đã thu trong ngày vào Kho bạc Nhà nước.

Đối với phí, lệ phí do các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác (ngoài cơ quan thuế) thu thì cơ quan Nhà nước, tổ chức thu phí, lệ phí được mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí tại Kho bạc Nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí.

Tiền phí, lệ phí nộp vào Kho bạc Nhà nước được phân chia cho các cấp ngân sách và được quản lý, sử dụng theo qui định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

* Kế tốn, quyết tốn phí và ấn chỉ

Tổ chức, cá nhân thu phí, ấn chỉ có trách nhiệm:

- Mở sổ sách kế tốn để theo dõi, phản ảnh việc thu, nộp và quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí theo chế độ kế tốn hiện hành của Nhà nước.

- Định kỳ báo cáo quyết tốn việc thu, nộp, sử dụng số tiền phí, lệ phí thu được theo quy định của Nhà nước đối với từng loại phí;

- Thực hiện chế độ cơng khai tài chính theo quy định của pháp luật Tổ chức, cá nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải mở sổ sách kế toán theo dõi hạch toán và báo cáo quyết tốn riêng đối với từng loại phí, lệ phí.

Quyết tốn phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước thực hiện cùng thời gian với quyết toán ngân sách Nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được dể lại, số phải nộp ngân sách Nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết tốn số chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định của Bộ Tài chính đối với từng loại phí, lệ phí.

1.2.2.3. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ ấn chỉ

Cũng như việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu từ phí, ấn chỉ, việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nguồn thu từ ấn chỉ được thực hiện ở hai khía cạnh: số lượng và giá trị. Về mặt số lượng, việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện cả ở ba cấp: Chi cục, Cục và Tổng cục thông qua công tác kiểm kê ấn chỉ. Về mặt giá trị, việc thanh tra kiểm tra được thực hiện tại hai cấp là cấp Cục và cấp Tổng cục, thực hiện cùng với cơng tác quyết tốn chi ngân sách nhà nước hàng năm và công tác kiểm tra nội bộ theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền.

Cơng tác kiểm kê kho ấn chỉ được thực hiện như sau:

- Thời điểm kiểm kê:

+ Kiểm kê định kỳ: Vào ngày 30/6 và ngày 31/12 hàng năm.

+ Kiểm kê đột xuất: Thực hiện khi có quyết định, chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị, cơ quan có thẩm quyền.

+ Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập Ban, Tổ kiểm kê ấn chỉ. + Thành phần Ban, Tổ kiểm kê gồm: Thủ trưởng đơn vị, Lãnh đạo Phòng/bộ phận phụ trách ấn chỉ, kế toán ấn chỉ, thủ kho ấn chỉ .

- Trách nhiệm của Ban, Tổ kiểm kê:

+ Ban, Tổ kiểm kê phải tổ chức kiểm kê theo kế hoạch đã được phê duyệt và thực hiện kiểm kê chi tiết theo từng loại ấn chỉ, ký mã hiệu, số lượng (từ quyển…đến quyển..., từ số…đến số...).

+ Lập, ký Biên bản kiểm kê kho ấn chỉ sau khi kết thúc quá trình kiểm kê và lập đủ số bản để giao cho các thành viên của Ban, Tổ kiểm kê và lưu kế toán ấn chỉ.

+ Báo cáo Thủ trưởng đơn vị kết quả kiểm kê.

Cơng tác quyết tốn số thu ấn chỉ được thực hiện như sau:

- Kiểm tra danh mục báo cáo, biểu mẫu báo cáo ấn chỉ theo quy định. - Kiểm tra các khoản thu từ ấn chỉ, thu phí hải quan và các khoản chi từ nguồn ấn chỉ bán thu tiền, nguồn phí hải quan:

- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản thu phí, lệ phí hải quan và các khoản thu từ ấn chỉ so với dự tốn được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;

- Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo đảm khớp đúng với dự tốn được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm) về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi;

- Kiểm tra số liệu quyết toán chi, làm rõ nguyên nhân tăng, giảm so với dự tốn được cấp có thẩm quyền giao; xem xét các điều kiện chi theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w