Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ ấn chỉ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 82 - 87)

- Việc phân bổ nguồn thu từ phí hải quan:

3.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ ấn chỉ

Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý nguồn thu ấn chỉ được thực hiện từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và xử lý các vấn đề phát sinh sau quá trình thanh tra, kiểm tra.

3.2.3.1. Công tác kiểm kê kho ấn chỉ:

Kiểm kê là một bước quan trọng trong việc quản lý nguồn thu ấn chỉ nói riêng và quản lý ấn chỉ nói chung. Thơng qua công tác kiểm kê, cơ quan quản lý cấp trên có thể kiểm tra, đánh giá tình hình bán, sử dụng ấn chỉ của đơn vị, số lượng tồn kho để có căn cứ xây dựng, điều chỉnh kế hoạch mua sắm ấn chỉ, cấp phát, điều phối ấn chỉ giữa các đơn vị. Số liệu từ cơng tác kiểm kê cịn là căn cứ xác định chính xác số thu từ ấn chỉ, làm cơ sở cho cơng tác quyết tốn nguồn thu, chi từ ấn chỉ.

Hàng năm, việc kiểm kê kho ấn chỉ được thực hiện định kỳ 6 tháng (ngày 30/6) và cuối năm (ngày 31/12) tại tất cả các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan (việc kiểm kê kho tại Tổng cục Hải quan được thực hiện tại 02 kho: Kho A tại Hà Nội và kho B tại thành phố Hồ Chí Minh).

Qua cơng tác kiểm kê, các đơn vị đối chiếu, xác định được số chênh lệch giữa số số tồn theo sổ kế toán, sổ kho ấn chỉ, số liệu trong báo cáo sử dụng ấn chỉ của đơn vị với số kiểm kê thực tế. Từ đó, xác định cụ thể nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có liên quan và đề xuất xử lý.

Kết thúc quá trình kiểm kê, các Tổ kiểm kê lập, ký Biên bản kiểm kê kho ấn chỉ và giao cho các thành viên của Ban, Tổ kiểm kê và lưu kế toán ấn chỉ.

Biên bản kiểm kê được thực hiện thống nhất trong toàn Ngành Hải quan theo Phụ lục số 3.4

3.2.3.2. Kiểm tra cơng tác sử dụng, quyết tốn số thu ấn chỉ (số thu từ ấn chỉ bán thu tiền và số thu phí hải quan)

Việc kiểm tra cơng tác sử dụng, quyết tốn số thu ấn chỉ được thực hiện đồng thời với công tác xét duyệt quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm. Việc kiểm tra được thực hiện ở cấp Cục Hải quan, cấp Tổng cục Hải

quan. Tổng cục Hải quan kiểm tra các Cục Hải quan và Cục Tài vụ - Quản trị (đơn vị dự tốn cấp 3). Các cơ quan có chức năng (Bộ Tài chính, Kiểm tốn nhà nước, Thanh tra Chính phủ) thực hiện kiểm tra tại Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan.

Các đơn vị dự toán được kiểm tra, kiểm tốn nội bộ cung cấp tài liệu có liên quan bao gồm: báo cáo quyết toán, báo cáo thu chi tài chính; sổ sách kế tốn, chứng từ kế tốn; các văn bản pháp lý, số liệu dự toán, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và các hồ sơ kèm theo của dự án đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng CNTT; báo cáo tổng kết, sơ kết, biên bản, kết luận, báo cáo của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn; các chính sách, chế độ, định mức quy định và các tài liệu khác có liên quan.

Nội dung kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra các khoản thu từ ấn chỉ, thu phí hải quan và các khoản chi từ nguồn ấn chỉ bán thu tiền, nguồn phí hải quan:

- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết tốn các khoản thu phí, lệ phí hải quan và các khoản thu từ ấn chỉ so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;

- Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo đảm khớp đúng với dự tốn được cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi;

- Kiểm tra số thực thu phí hải quan, thu từ ấn chỉ bán thu tiền;

- Kiểm tra số liệu quyết toán chi, làm rõ nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao; xem xét các điều kiện chi theo quy định.

Qua cơng tác xét duyệt quyết tốn, việc kiểm tra, quyết toán số thu từ ấn chỉ tại cấp Cục và cấp Tổng cục đã giúp các đơn vị dự toán cấp 3 nâng cao cơng tác quản lý tài chính nói chung và cơng tác quản lý nguồn thu từ ấn chỉ

nói riêng, kịp thời phát hiện những sai sót, chấn chỉnh và góp phần nâng cáo cơng tác quản lý ấn chỉ toàn Ngành.

Về cơ bản, trong giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyết tốn chi thường xuyên. Báo cáo quyết toán hằng năm đã phản ánh đầy đủ, rõ ràng các hoạt động và được lập từ cơ sở đến các cơ quan quản lý tài chính của Tổng cục, đảm bảo nguyên tắc cân đối thu – chi NSNN và theo niên độ ngân sách. Tuy nhiên, việc kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên, thường dồn vào thời điểm quyết toán nên gây quá tải thời điểm, chất lượng kiểm tra vì thế chưa cao. Q trình quyết tốn chú trọng nội dung thẩm định quyết toán theo hồ sơ, chưa gắn với hiệu quả sử dụng NSNN. Nội dung quyết toán mới chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu chi trong năm mà chưa phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng NS. Quyết tốn chưa có tác dụng phát hiện các bất hợp lý trong quản lý tài chính ở các đơn vị sử dụng NSNN để kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục. Thời gian chỉnh lý quyết tốn kéo dài và chưa có quy định cụ thể về các nội dung được điều chỉnh trong quá trình chỉnh lý quyết tốn. Đặc biệt chưa có quy định rõ về việc phải điều chỉnh các sai sót và các sai phạm phát hiện trong q trình quyết tốn, thanh tra, kiểm tra theo từng trường hợp cụ thể.

3.2.3.3 Công tác kiểm tra nội bộ:

Kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Tổng cục Hải quan được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 791/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 bao gồm kiểm tra, kiểm toán của TCHQ và tự kiểm tra của các đơn vị dự tốn về cơng tác quản lý tài chính, kế tốn, quản lý ấn chỉ, quản lý tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thơng tin.

(i). Mục đích, u cầu

đầu tư ứng dụng CNTT.

- Đánh giá độc lập, khách quan về tình hình chấp hành dự toán ngân sách, quản lý tài sản nhà nước, quản lý đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng CNTT, chấp hành cơng tác phịng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Ngăn ngừa, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, sai phạm theo thẩm quyền được phân cấp hoặc kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm những tồn tại, chưa phù hợp, tìm ra nguyên nhân, phương hướng và biện pháp khắc phục. Kiến nghị cơ quan quản lý cấp trên nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đảm bảo phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý.

(ii). Nguyên tắc kiểm tra, kiểm tốn nội bộ

- Đảm bảo khơng chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời kỳ kiểm tra, kiểm toán nội bộ giữa các đơn vị và không chồng chéo với Bộ Tài chính;

- Thực hiện cơng khai chương trình, kế hoạch, kết quả, kết luận và các kiến nghị kiểm tra, kiểm tốn nội bộ theo quy định;

- Đảm bảo tích độc lập, trung thực và khách quan; đúng trình tự, nội dung, thời gian theo quy định;

- Các kết luận, kiến nghị phải đảm bảo chính xác, cụ thể, rõ ràng; các nội dung tồn tại phải có căn cứ, nêu cụ thể nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có liên quan và biện pháp khắc phục.

(iii). Quy trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ * Tổng cục Hải quan

- Hàng năm TCHQ (Cục Tài vụ- Quản trị) tham mưu, trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt kế hoạch kiểm tra, kiểm tốn nội bộ theo tồn bộ nội dung hoặc một số nội dung trong cơng tác quản lý tài chính, kế tốn, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng CNTT;

toán nội bộ, lập báo cáo khảo sát;

- Trình phê duyệt chi tiết kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ về thời gian, nội dung, cán bộ thực hiện;

- Tổ chức triển khai thực hiện;

- Lập biên bản xác nhận nội dung kiểm tra, kiểm toán nội bộ; - Lập báo cáo và kết luận, kiến nghị kiểm tra, kiểm toán; - Xử lý kết luận, kiến nghị;

- Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w