Tổ chức bộ máy khơng cố định, có thể có hoặc không.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 64 - 69)

Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên cơ sở thực tế tổ chức bộ máy làm công tác quản lý ấn chỉ.

3.1.5. Quản lý, sử dụng nguồn thu từ ấn chỉ hải quan

3.1.5.1. Quản lý, sử dụng nguồn thu trực tiếp từ việc bán ấn chỉ bán thu tiền

* Xuất bán ấn chỉ bán thu tiền:

Ấn chỉ bán thu tiền được Tổng cục cấp cho Cục Hải quan, Cục Hải quan cấp cho Chi cục Hải quan, Chi cục Hải quan giao cho cán bộ hoặc bộ phận, Tổ/ Đội bán ấn chỉ cho doanh nghiệp, tổ chức.

Ấn chỉ bán thu tiền do Tổng cục Hải quan phát hành: Tổng cục Hải quan xác định giá bán và thông báo cho cơ quan Hải quan các cấp thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Giá bán ấn chỉ được xác định bằng chi phí mua sắm ấn chỉ cộng chi phí quản lý và phát hành ấn chỉ. (Giá bán ấn chỉ = Chi phí mua sắm ấn chỉ bán thu tiền + chi phí quản lý và phát hành ấn chỉ bán thu tiền).

Chi phí quản lý và phát hành ấn chỉ bán thu tiền là khoản thu nhằm bù đắp chi phí quản lý và phát hành ấn chỉ bán thu tiền của cơ quan hải quan.

Chi phí quản lý và phát hành ấn chỉ bán thu tiền được xác định bằng 25% trên chi phí mua sắm ấn chỉ. Việc phân bổ chi phí quản lý và phát hành ấn chỉ bán thu tiền được thực hiện như sau: Tổng cục Hải quan 20% chi phí mua sắm ấn chỉ, Cục Hải quan: 5% chi phí mua sắm ấn chỉ.

* Sử dụng nguồn thu từ ấn chỉ bán thu tiền:

Nguồn thu từ ấn chỉ bán thu tiền chủ yếu được sử dụng để bù đắp chi phí mua sắm ấn chỉ (75% trên giá bán ấn chỉ).

Số còn lại (25% giá bán ấn chỉ bán thu tiền) được sử dụng để thực hiện công tác quản lý và phát hành ấn chỉ.

Nội dung chi từ chi phí quản lý và phát hành ấn chỉ bán thu tiền bao gồm các nội dung sau:

- Chi phí kho tàng, các trang thiết bị để cất trữ, bảo quản ấn chỉ. - Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bao bì, đóng gói ấn chỉ.

- Chi phí phục vụ cơng tác tun truyền.

- Chi cơng tác phí (phục vụ nhập, xuất, kiểm tra, xác minh... ấn chỉ) - Chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ trực tiếp, gián tiếp làm công tác phát hành ấn chỉ.

- Chi khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngồi ngành Hải quan có thành tích đóng góp, hỗ trợ trong việc quản lý phát hành ấn chỉ.

- Chi bù giá vốn ấn chỉ bán thu tiền đã hủy do thay đổi mẫu, rách nát khơng sử dụng được phải thanh hủy; chi phí thanh hủy ấn chỉ (chỉ thực hiện tại cấp Tổng cục).

- Chi nộp thuế phát hành theo quy định của Luật thuế (chỉ thực hiện tại cấp Tổng cục).

- Các khoản chi phí khác liên quan đến cơng tác quản lý, phát hành ấn chỉ bán thu tiền.

Cuối năm, trường hợp chi phí quản lý và phát hành chưa sử dụng hết (nếu có), cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm hạch tốn tăng nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị để thực hiện thanh toán cho các nội dung nêu trên, trường hợp thiếu sẽ thực hiện chi từ nguồn ngân sách nhà nước.

3.1.5.2 Quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí hải quan:

* Nguyên tắc quản lý và sử dụng phí hải quan

- Cơ quan hải quan được để lại tồn bộ số tiền phí thu được, để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Số tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.

- Hàng năm, cơ quan hải quan địa phương tổng hợp từ các đơn vị trực tiếp thu phí, lệ phí và thực hiện lập dự tốn số thu từ phí, lệ phí và nhu cầu chi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm của đơn vị và gửi lên Tổng cục Hải quan để thẩm định và tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm của Tổng cục Hải quan gửi Bộ Tài chính.

* Quản lý sử dụng phí hải quan

Tổng cục Hải quan giao dự tốn thu, chi phí hải quan cho các đơn vị sửa dụng ngân sách thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan trên cơ sở dự tốn được Bộ Tài chính giao.

Số tiền phí hải quan chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo chế độ quy định.

Đối với số phí hải quan thu cao hơn dự tốn chi được giao, các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố nộp về Tổng cục Hải quan để điều hành tập

trung. Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố báo cáo kết quả số thu phí hải quan thực tế, số chi phí hải quan trong năm và đề xuất nhu cầu sử dụng (nếu có) đối với số phí vượt thu nêu trên cùng với báo cáo số dư kinh phí cuối năm theo hướng dẫn hàng năm của Tổng cục Hải quan.

Toàn bộ số chi từ phí hải quan được hạch tốn theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước. Quyết tốn số chi từ phí hải quan hàng năm được lập cùng với báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm gửi Tổng cục Hải quan.

* Nội dung chi từ phí hải quan

Tổng cục Hải quan được để lại tồn bộ số tiền phí thu được, để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Số tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí, bao gồm:

- Chi thực hiện chế độ tự chủ:

+ Chi thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí theo quy định hiện hành.

+ Chi phí phục vụ cho việc thực hiện cơng việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phịng phẩm, vật tư văn phịng, thơng tin liên lạc, điện, nước, cơng tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

+ Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho việc thực hiện cơng việc, dịch vụ và thu phí.

+ Chi mua sắm vật tư, ấn chỉ hải quan (niêm phong hải quan, tem, biên lại và các vật tư, ấn chỉ hải quan khác) liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

+ Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện cơng việc, dịch vụ và thu phí.

+ Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện cơng việc, dịch vụ và thu phí;

+ Các khoản chi khác có tính chất khơng thường xun liên quan đến việc thực hiện cơng việc, dịch vụ và thu phí.

3.2. Thực trạng quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan

3.2.1. Tình hình lập kế hoạch quản lý nguồn thu từ ấn chỉ

Như đã phân tích, dự tốn thu từ ấn chỉ được xây dựng căn cứ vào kế hoạch sử dụng ấn chỉ (trong đó có ấn chỉ bán thu tiền và biên lai thu tiền) của các Cục Hải quan, được Tổng cục Hải quan (Cục Tài vụ - Quản trị) tổng hợp, thẩm định.

Kế hoạch quản lý nguồn thu từ ấn chỉ căn cứ vào số lượng ấn chỉ bán/phát hành, doanh thu từ ấn chỉ bán thu tiền và số thu phí hải quan do các Cục Hải quan thực hiện. Như vậy, có thể nói lập kế hoạch quản lý nguồn thu từ ấn chỉ cũng chính là lập kế hoạch sử dụng ấn chỉ.

* Đối với công tác lập kế hoạch quản lý nguồn thu từ ấn chỉ bán thu tiền: Để đảm bảo có đủ ấn chỉ sử dụng cho các đơn vị trong toàn ngành, khâu lập kế hoạch sử dụng ấn chỉ rất quan trọng. Thực hiện theo hướng dẫn tại Liên bộ Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính số 15/TTLB/TCHQ-TC ngày 28 tháng 01 năm 1997 hướng dẫn việc in ấn, cấp phát, quản lý và sử dụng ấn chỉ ngành Hải quan thì Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức in ấn, phát hành và quản lý sử dụng các loại ấn chỉ dùng để phục vụ cho việc quản lý thu thuế và các loại thu khác liên quan đến quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan theo đúng Luật Hải quan và quy định hiện hành.

Hàng năm, căn cứ nhu cầu sử dụng ấn chỉ của các Chi cục Hải quan; Số lượng ấn chỉ thực sử dụng của các Chi cục Hải quan trong các kỳ báo cáo; Số lượng ấn chỉ tồn toàn Cục Hải quan (tại Cục, tại các Chi cục), các đơn vị (Chi cục Hải quan, Cục Hải quan) lập kế hoạch sử dụng ấn chỉ theo phân

CỤC HẢI QUAN CHI CỤC HẢI QUAN

TỔNG CỤC

HẢI QUAN

cấp. Căn cứ kế hoạch của các Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan (Cục Tài vụ - Quản trị) tổng hợp, lập kế hoạch mua sắm ấn chỉ tồn Ngành; Trình cấp có thẩm phê duyệt Kế hoạch mua sắm ấn chỉ toàn Ngành.

Việc lập kế hoạch sử dụng ấn chỉ tại các đơn vị trực thuộc được thực hiện theo mơ hình sau:

Hình 3.3. Mơ hình lập kế hoạch in ấn chỉ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w