Bối cảnh trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 98 - 99)

- Thứ tư, tồn tại trong tổ chức nhân sự quản lý ấn chỉ:

4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực khơng giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào truyền thống có tính hữu hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng, hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu "cơn gió ngược" từ sự phát triển của máy móc, tự động hóa và cơng nghệ thơng minh.

Trong giai đoạn 2016-2019 Việt Nam tăng trường kinh tế khá đều. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng hơn 7% trong năm 2019, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, Tác động y tế ban đầu của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động của cả nước. Kinh tế vĩ mơ và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP dương. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đốn, tùy thuộc vào quy mơ và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Đảng và Nhà

nước luôn quyết tâm nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển nhanh, bền vững. Công tác cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và cải cách hiện đại hóa ngành, lĩnh vực nói riêng cần tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện để đáp ứng tốt u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới của Việt Nam.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w