Mục tiêu phát triển của Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 99 - 102)

- Thứ tư, tồn tại trong tổ chức nhân sự quản lý ấn chỉ:

4.1.2. Mục tiêu phát triển của Hải quan Việt Nam

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030 xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của quốc gia.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống pháp luật hải quan đồng bộ, minh bạch, phù hợp các chuẩn mực quốc tế, bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các quy phạm pháp luật về hải quan

có tính gắn kết chặt chẽ, thống nhất bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan theo hướng hiện đại.

- Thủ tục hải quan đơn giản, hài hồ tn thủ các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế, áp dụng đồng bộ phương pháp quản lý hải quan hiện đại tại các khâu trước, trong và sau thông quan.

- Phối hợp thực hiện quản lý các hoạt động kiểm tra chuyên ngành, các hoạt động xuất nhập cảnh tại cảng và cửa khẩu khi được uỷ quyền của các cơ quan hữu quan, theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành theo hướng việc kiểm tra chuyên ngành phải được thực hiện ngay tại cửa khẩu và các địa điểm thơng quan hàng hố.

- Xây dựng bộ máy hải quan phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ mới được cơ cấu gọn nhẹ, giảm đầu mối trung gian, đáp ứng yêu cầu sử dụng biên chế hiệu quả và quản lý tập trung, ứng dụng CNTT toàn diện trong việc quản lý cán bộ cơng chức đáp ứng u cầu Chính phủ điện tử. Phát triển nguồn nhân lực tinh nhuệ, có trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động liêm chính, được tổ chức, quản lý một cách khoa học, gắn nhu cầu thực tiễn của vị trí cơng tác với năng lực của từng cá nhân. Các hoạt động quản lý, phát triển nguồn nhân lực hải quan theo năng lực dựa trên vị trí việc làm.

- Ứng dụng rộng rãi cơng nghệ của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4, theo đó hồn thành xây dựng cơ quan Hải quan điện tử thống nhất với kiến trúc Chính phủ điện tử, bước đầu xây dựng cơ quan Hải quan số theo định hướng Chính phủ số; Có hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hải quan trong tình hình mới.

- Phối hợp thực hiện quản lý các hoạt động kiểm tra chuyên ngành, các hoạt động xuất nhập cảnh tại cảng và cửa khẩu khi được uỷ quyền của các cơ quan hữu quan, theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao

năng lực, hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành theo hướng việc kiểm tra chuyên ngành phỉa được thực hiện ngay tại cửa khẩu hoặc các địa điểm thơng quan hàng hố. Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia kết nối đầy đủ các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá; Triển khai Cơ chế một cửa Asean và một số đối tác thương mại ngoài Asean để trao đổi đầy đủ về phạm vi, số lượng các chứng từ điện tử phục vụ cho tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới.

Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của Ngành, công tác quản lý ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan từng bước triển khai định hướng phát triển như sau: Trong tương lai ngành Hải quan sẽ phát triển theo xu hướng điện tử hóa các loại ấn chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu xác minh nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu của người tiêu dùng đồng thời phục vụ yêu cầu quản lý dữ liệu thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Hiện nay, một số loại ấn chỉ hải quan đang lưu hành (đặc biệt là tem rượu nhập khẩu) đang bị làm giả, mặc dù nhà sản xuất đã có các giải pháp bảo mật trên con tem. Do trình độ phát triển của cơng nghệ, tem giả được sản xuất ngày càng tinh vi, người quản lý và người tiêu dùng rất khó để phân biệt được các loại tem thật/giả trừ khi được giám định của cơ quan chuyên môn. Để khắc phục hạn chế này, xu hướng sử dụng tem điện tử là tất yếu khách quan. Tem điện tử là một sản phẩm dùng để xác thực thông tin hàng hóa với cơng nghệ hiện đại. Việc quản lý hàng hóa nhập khẩu thơng qua các mã an ninh bảo mật gồm nhiều số và chữ ngẫu nhiên được in phủ bạc trên tem. Tem điện tử được dán trên các hàng hóa nhập khẩu. Tem điện tử khơng thể bị làm giả nhờ có việc xác thực thơng tin SMS.

Ngồi ra, việc sử dụng mã vạch trong quản lý thông tin nghiệp vụ hải quan trên một số loại ấn chỉ (như tờ khai hải quan) và việc sử dụng seal định

Đối với một số loại ấn chỉ như biên lai, tem, seal yêu cầu quản lý ngày càng chặt chẽ hơn đó là phải quản lý được đối tượng sử dụng cuối cùng, số tờ khai, số sêri đã dùng để phục vụ việc tra cứu, xác định nguồn gốc hàng hoá và phục vụ cơng tác khảo sát của các đơn vị có chức năng.

Với phương châm cải cách thủ tục hành chính, song song với việc xây dựng hệ thống cơng nghệ thơng tin hải quan hiện đại, thì việc xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự hiện đại, theo nguyên tắc tập trung thống nhất nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng lực lượng hải quan có trình độ chun nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w