- Việc xây dựng phần mềm quản lý ấn chỉ phải đảm bảo được các mục tiêu sau đây:
4.3.2. Về phía Tổng cục Hải quan
Cần nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ ấn chỉ hiệu quả trong hoạt động quản lý ấn chỉ. Trên cơ sở vận dụng các quy định trong quản lý ấn chỉ, Tổng cục Hải quan cần phải kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện chính sách nhằm đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn hoạt động công tác quản lý ấn chỉ vừa tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Trang bị hệ thống phần mềm kế tốn nội bộ, trong đó có phân hệ quản lý ấn chỉ, có thể triển khai được tại tất cả các đơn vị trực thuộc các cấp nhằm cung cấp và xử lý thông tin kịp thời từ cấp Chi cục, cấp Cục đến cấp Tổng cục đảm bảo mục tiêu và hiệu quả cơng tác quản lý ấn chỉ, đảm bảo tính kết nối liên tục giữa phân hệ quản lý ấn chỉ với các phân hệ khác trong phần mềm kế toán nội bộ; theo dõi, quản lý số thu từ ấn chỉ tại các Cục Hải quan và số nộp về Tổng cục Hải quan một cách kịp thời, chính xác.
Củng cố và ổn định bộ phận nhân sự làm công tác quản lý ấn chỉ từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục đảm bảo sự chuyên sâu trong đó cấp Chi cục, cấp Cục đề nghị 5 năm mới thực hiện việc luân chuyển cán bộ làm công tác quản lý ấn chỉ. Đồng thời, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực trình độ của cơng chức làm công tác quản lý ấn chỉ.
KẾT LUẬN
Ngành Hải quan đang trong quá trình cải cách và hiện đại hố tồn diện, sâu rộng đáp ứng yêu cầu cải cách, đơn giản hố thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi thương mại quốc tế nhưng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan. Nội dung cải cách không chỉ được thực hiện trong các khâu liên quan đến quy trình, thủ tục hải quan mà cịn được thực hiện trên tất cả các mặt hoạt động của Ngành trong đó có cải cách, hiện đại hố trong cơng tác quản lý, sử dụng ấn chỉ hải quan.
Với mục đích tăng cường hiệu quả công tác quản lý ấn chỉ đáp ứng yêu cầu đúng, đủ, kịp thời, phục vụ tốt cho các hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, thì vấn đề cần thiết đặt ra cho các nhà quản lý là công tác quản lý nguồn thu từ ấn chỉ phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Do đó, nghiên cứu cách thức quản lý trong cơng tác ấn chỉ là một trong những nhiệm vụ cần thiết và cần được triển khai sớm nhằm đưa hoạt động quản lý ấn chỉ theo kịp với những cải cách và hiện đại hoá của Ngành. Luận văn thạc sỹ “Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan” được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề như sau:
Một là, tác giả đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan như: khái niệm, nội dung quản lý nguồn thu từ ấn chỉ; các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý nguồn thu từ ấn chỉ, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu từ ấn chỉ hải quan.
Hai là, trên cơ sở lý luận và các tài liệu thực tế về công tác quản lý nguồn thu từ ấn chỉ hải quan, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020, chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý thu từ ấn chỉ ở Tổng cục Hải quan; Tình hình quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan; Đánh
Ba là, từ những hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan và mục tiêu phát triển của Hải quan Việt Nam, luận văn đã đề xuất một số phương hướng hoàn thiện quản lý nguồn thu từ ấn chỉ hải quan và kiến nghị một số giải pháp nhằm quản lý nguồn thu từ ấn chỉ hải quan.
Nghiên cứu về công tác quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan là một lĩnh vực phức tạp, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và khuôn khổ của luận văn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của q Thầy cơ, các chun gia và những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý ấn chỉ hải quan để hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu sau này.