hải quan
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định đầy đủ rõ ràng. Trong quá trình triển khai là yếu tố mang tính thời điểm kịp thời để điều chỉnh, bổ sung để dễ thực hiện và thực hiện thống nhất.
Một số văn bản có liên quan trực tiếp đến cơng tác quản lý thu từ ấn chỉ hải quan như:
+ Luật Hải quan năm 2014;
+ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 năm 2015;
+ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
+ Thơng tư liên bộ số 15-TTLB/TCHQ/TC ngày 28/01/1997 của liên Bộ Tài chính- Tổng cục Hải quan hướng dẫn in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ của ngành Hải quan;
+ Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
+ Thơng tư số 15/2020/TT-BTC ngày 23/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý, sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu;
+ Quyết định số 4281/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quy chế Quản lý ấn chỉ hải quan;
+ Quyết định số 4010/QĐ-TCHQ ngày 22/11/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phí quản lý và phát hành ấn chỉ.
- Tổng cục Hải quan đã xây dựng phương thức quản lý ấn chỉ theo hướng quản lý thống nhất, có sự phân cấp từ cấp Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan/Phòng tham mưu, Tổ/ Đội đến cán bộ quản lý, cấp phát/ bán ấn chỉ trực tiếp. Theo đó, từng loại ấn chỉ bán thu tiền được quản lý, cấp phát, theo dõi đến từng công chức thực thi công vụ, qua đó, số thu từ ấn chỉ bán thu tiền cũng được theo dõi, quản lý đến từng Chi cục Hải quan. Định kỳ hàng quý, doanh thu từ ấn chỉ bán thu tiền được báo cáo và nộp về Tổng cục Hải quan theo đúng quy định.
- Phương thức quản lý ấn chỉ. Ấn chỉ được quản lý thống nhất và có sự phân cấp từ cấp Tổng cục, Cục, Chi cục/Phòng, Tổ/ Đội đến cán bộ quản lý, cấp phát/ bán ấn chỉ.
- Quản lý, sử dụng nguồn thu từ ấn chỉ được xây dựng theo kế hoạch, thực hiện nhất quán từ cấp Tổng cục, cấp Cục, cấp Chi cục.
- Tổ chức bộ máy phù hợp và xây dựng được lực lượng, nhân lực thực thi nhiệm vụ quản lý có hiệu quả, chất lượng.
Cũng như ở các lĩnh vực quản lý khác, đối tượng quản lý ấn chỉ hải quan các cấp là các tập thể, cá nhân những người lao động làm việc trong các cơ quan có chức năng quản lý ấn chỉ hải quan các cấp. Muốn họ hoàn thành được nhiệm vụ theo các công việc quan lý cụ thể được giao, họ phải được trao quyền, nghĩa vụ để thực thi trách nhiệm. Muốn thực hiện đúng quyền năng được trao, họ phải có những kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo nhất định và kinh nghiệm được tích lũy.
Nhận thức được điều đó, ngành Hải quan ln chú trọng cơng tác đào tạo, sắp xếp vị trí việc làm cho cán bộ cơng chức nói chung và cơng chức làm cơng tác quản lý ấn chỉ nói riêng. Theo đó, từng cơng chức ln có ý thức nâng cao nhận thức về vai trị, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ấn chỉ trong Ngành.
Từ kết quả đánh giá thực trạng tổ chức quản lý ấn chỉ trong ngành Hải quan hiện nay, cùng với việc ban hành quy trình quản lý ấn chỉ, chấn chỉnh khắc phục kịp thời những tồn tại hạn chế, cần phải tổ chức đào tạo, tập huấn thường xun cho cán bộ làm cơng tác kế tốn ấn chỉ trong Ngành.
Về cơng tác bố trí cơng chức làm cơng tác quản lý ấn chỉ tại các cấp Cục và cấp Chi cục:
Do điều kiện khơng thể bố trí được cán bộ làm cơng tác chun trách về kế tốn ấn chỉ vì vậy vẫn thực hiện theo thực trạng hiện nay là bố trí cán bộ làm cơng tác kiêm nhiệm. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức một cách khoa học, hợp lý, Tổng cục Hải quan luôn chú trọng đảm bảo việc luân chuyển cán bộ phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ấn chỉ.
1.2.3.2. Nhân tố khách quan
- Nguồn thu từ ấn chỉ hải quan (nguồn thu gián tiếp- nguồn thu phí hải quan) đạt được kết quả tốt là nhờ sự phối hợp kịp thời của các lực lượng trong hoạt động hải quan như Biên phịng, Cơng an, Quản lý thị trường:
Thời gian qua, ngành Hải quan đã ký quy chế phối hợp với các lực lượng như Cơng an, Biên phịng... Đây được xem những văn bản quan trọng điều chỉnh mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Quy chế phối hợp số 5341/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 22/11/2007 giữa Hải quan và Tổng cục Cảnh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; Quy định phối hợp số 458/2013/QĐPH/ ĐTCBL-V1 ngày 9/5/2013 giữa Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan với Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế và chức vụ - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 9/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Cơng an, Biên phịng, Cảnh sát biển và
Hải quan trong đấu tranh, phòng chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển; Quy chế phối hợp số 5000/QC-TCHQ- BTLBĐBP ngày 20/9/2012 về phối hợp hoạt động giữa Hải quan và Bộ đội Biên phòng…
Theo quy định tại Điều 88 Luật Hải quan năm 2014, trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan Hải quan để kiểm tra, xử lý.
Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa bn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa bn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan Hải quan tiếp tục truy đuổi, thông báo cho cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật. Việc dừng, truy đuổi phương tiện vận tải nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật biển Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép
Đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan đang vận chuyển trên các tuyến đường, cơ quan Hải quan có trách nhiệm giám sát bằng các biện pháp nghiệp vụ hải quan; khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm phối hợp của cơ quan Hải quan với các cơ quan hữu quan (Uỷ ban nhân dân, Cơng an, Biên phịng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển…) đã được quy định chi tiết tại Chương III Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 2/1/2015 Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 có hiệu lực kể từ ngày 10/3/2018. Theo đó, bổ sung cơng tác lập hồ sơ tại Điều 11 và Điều 15 Nghị định và cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật tại Điều 15a Nghị định cho phù hợp với Điều 89 Luật Hải quan 2014. Nghị định cũng quy định về trách nhiệm thi hành Nghị định trong trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại xem xét, trình Chính phủ quyết định để đảm bảo tính bao quát khi sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các địa bàn hoạt động hải quan khác.
Theo quy định tại Chương V, Luật Hải quan 2014 quy định nhiệm vụ của cơ quan Hải quan trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được giao cho tồn bộ hệ thống tổ chức hải quan, cơng chức hải quan. Đây là nhiệm vụ trọng yếu của cơ quan Hải quan được thực hiện đồng thời với quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Do đó, trong thời gian qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo quyết liệt
trong toàn Ngành nhằm tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức cảnh giác, ý thức trách nhiệm phịng, chống bn lậu của mỗi cán bộ, công chức Hải quan tuân thủ, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong tình hình mới.
Tại các đơn vị hải quan địa phương, cơ quan Hải quan đã bố trí, phân cơng lực lượng chun trách làm công tác kiểm sốt chống bn lậu chun trách theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, cơng chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, các đơn vị tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, đảm bảo đánh trúng các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời, triệt để hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, hàng giả trong địa bàn hoạt động hải quan.
- Sự phối hợp, hợp tác của doanh nghiệp
Trong phát triển mối quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, cơ quan Hải quan xác định với mục tiêu quan trọng, thực chất là đẩy mạnh hơn nữa cơ chế phối hợp, đồng hành giải quyết vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp
Đối với việc mua ấn chỉ thu tiền (tem rượu, tem miễn thuế, tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu, tờ khai nguồn gốc xe gắn máy nhập khẩu), doanh nghiệp ln có ý thức phối hợp tốt với cơ quan Hải quan, từ khâu lập kế hoạch, báo cáo nhu cầu sử dụng, thanh quyết toán tiền mua tem kịp thời để cơ quan Hải quan chủ động trong quá trình lập kế hoạch, mua sắm, cấp phát/bán ấn chỉ.
Đối với việc lập kế hoạch mua ấn chỉ thu tiền, căn cứ kế hoạch nhập khẩu hằng năm, chậm nhất là ngày 15 tháng 05 của năm liền trước năm kế hoạch, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tài khoản được cơ quan hải quan cấp truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan để đăng ký kế hoạch mua ấn chỉ, gồm các nội dung: Loại ấn chỉ, ký hiệu mẫu ấn chỉ, số lượng ấn chỉ cần mua.
Đối với việc đăng ký sử dụng ấn chỉ, Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân căn cứ vào số lượng nhập khẩu dự kiến, truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan để đăng ký mua ấn chỉ.
Đối với việc thanh, quyết toán tiền mua ấn chỉ:
+ Căn cứ số lượng hàng hóa nhập khẩu phải dán tem do người khai hải quan khai, cơ quan Hải quan nơi đăng ký làm thủ tục nhập khẩu có trách nhiệm bán tem cho doanh nghiệp nhập khẩu và ghi rõ số lượng, số sêri tem thực sử dụng vào tờ khai Hải quan nhập khẩu.
+ Công chức Hải quan làm nhiệm vụ bán tem, giám sát việc dán tem có trách nhiệm quyết tốn tem đối với hàng hóa nhập khẩu với đơn vị cấp tem chậm nhất không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được thơng quan.
Cơ quan Hải quan các cấp thực hiện việc cấp, bán tem phải mở sổ sách theo dõi chi tiết số tem tồn đầu kỳ, số tem nhận, số tem bán cho doanh nghiệp nhập khẩu, số tem mất, hỏng trong kỳ, số tem tồn cuối kỳ và thực hiện báo cáo quý, 6 tháng, năm về tình hình sử dụng tem của đơn vị mình, gửi cơ quan Hải quan cấp trên theo quy định.
Nhờ có sự phối hợp, hợp tác kịp thời của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan đã chủ động trong việc lập kế hoạch, mua sắm, cấp phát/bán ấn chỉ thu tiền, đồng thời giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng ấn chỉ của doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.