Trò lừa của Sokal

Một phần của tài liệu vu-tru-va-hoa-sen (Trang 57 - 58)

luật của tự nhiên phát hiện bởi các nhà khoa học chỉ là những kết cấu mang tính xã hội và văn hóa, và rằng mọi lí thuyết khoa học đều đáng ngờ do chúng bị hoen ố bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa biệt giới tính, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa quân phiệt và đủ thứ “chủ nghĩa” khác có thể tưởng tượng ra. “Chủ nghĩa tương đối văn hóa” này phủ nhận mọi sự tiếp cận với chân lí, dù ở bất kì lĩnh vực nào. Chẳng hạn, đối với lịch sử nước Mỹ, sẽ không tồn tại lịch sử của người da đen mà chỉ có lịch sử về người da đen so với người da trắng; không có lịch sử về phụ nữ, chỉ có lịch sử về nữ giới so với nam giới… Khi thiếu vắng các giá trị phổ quát, thì chỉ các quan điểm cá nhân hay các nhóm cá nhân là có quyền được kể đến, và mọi quan điểm sẽ đều có giá trị ngay cả khi chúng đối nghịch nhau.

Bực mình bởi các luận điểm này đã đụng chạm tới khoa học, nhà vật lí người Mỹ Alan Sokal của trường Đại học New York, một trong những nhà khoa học hiếm hoi đã theo dõi sát sao các cuộc tranh luận của những người thuộc chủ nghĩa hậu hiện đại về bản chất của khoa học (phải thú nhận rằng đa số chúng tôi đều quá bận bịu với công việc nghiên cứu của mình nến không có thời gian quan tâm tới những tranh luận có tính hàn lâm này) đã quyết định làm chấn động dư luận bằng cách lật tẩy sự trống rỗng vô nghĩa của câu chuyện này. Năm 1996, ông đã dựng ra một trò lừa dưới dạng một bài báo nhái, được viết theo đúng phong cách “tối tăm” mà các nhà hậu hiện đại ưa dùng, chứa đầy những câu vô nghĩa về mặt khoa học. Nhưng những điều này được giấu kín trong các câu văn cầu kì có vẻ sâu sắc và không thể bác bỏ đối với những người đọc không am tường. Ngay cả nhan đề của bài báo cũng không thể mù mờ hơn: “Vượt qua những biên giới: hướng tới một chú giải văn bản biến đổi của hấp dẫn lượng tử”. Sokal gửi bài báo này tới tạp chí nghiên cứu văn hóa Social Text. Những người biên tập chẳng hiểu mô tê gì và cứ thế cho xuất bản.

Trò lừa đã được chính Sokal tiết lộ trong bài báo thứ hai, xuất hiện trên tờ Lingua Franca, một tạp chí khác, trong đó ông đã giải thích mục đích việc làm của mình cốt để tố cáo sự thiếu nghiêm túc về mặt trí tuệ của một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội và các triết gia ca ngợi chủ nghĩa tương đối văn hóa. Với ý định làm choáng ngợp người đọc và có được vai vế nhờ vào uy tín của khoa học, hay nói cách khác là vẽ vời cho mình cái vẻ bề ngoài khoa học, những nhà nghiên cứu và tư tưởng này đã lợi dụng các khái niệm khoa học, các hình ảnh và ẩn dụ vay mượn ở các ngành khoa học “cứng” như toán và vật lí để triển khai các diễn ngôn của họ. Thật không may, trong đa số các trường hợp, những khái niệm này họ lại chưa nắm vững và tiêu hóa kĩ, tới mức khi “nhập khẩu” vào các lĩnh vực khác - như các ngành khoa học xã hội và nhân văn - và lại được sử dụng trong những ngữ cảnh hoàn toàn khác, chúng thường dẫn tới những phản nghĩa khoa học thô thiển nhất, và điều đó chỉ làm tối nghĩa thay vì làm sáng tỏ những diễn ngôn của họ. Chẳng hạn, thuyết tương đối, cơ học lượng tử, lí thuyết hỗn độn hay thậm chí định lí của Godel thường được trích dẫn bởi các nhà hậu hiện đại để nói về các vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa sâu sắc. Trong bài báo của mình, Sokal đã rất khoái chí nhại lại các ý tưởng này, bằng cách trích dẫn Jacques Derrida nói về tương đối, Jacques Lacan về topo học và logic học, hay Gilles Deleuze về lí thuyết hỗn độn. Theo ông, bài báo này của ông “chứa đầy thứ vô nghĩa” nhưng các biên tập viên của Social Text đã cho in bài báo về vật lí lượng tử này mà không tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bởi vì bài báo “gây ấn tượng” tốt và nó “phù hợp với các định kiến tư tưởng của họ”. Bài báo trên Social Text được bắt đầu bằng một tóm tắt đúng theo cương lĩnh của các nhà hậu hiện đại: “Có rất nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà vật lí, vẫn tiếp tục chối bỏ quan điểm cho rằng các ngành phê bình văn hóa và xã hội có thể đóng góp gì đó cho các nghiên cứu của họ, có thể một cách rất gián tiếp… Ngược lại, họ vẫn tiếp tục cột mình với giáo điều được áp đặt từ kỉ nguyên Ánh sáng về tư tưởng tinh thần phương Tây, mà có thể tóm tắt như sau: tồn tại một thế giới bên ngoài với các thuộc tính độc lập với con người, mà thực tế là với toàn bộ nhân loại; các thuộc tính này được mã hóa trong các định luật vật lí “vĩnh hằng”; con người có thể đạt được các tri thức đáng tin cậy, mặc dù không hoàn hảo và tạm thời, từ các định luật này bằng cách áp dụng các thủ tục “khách

Một phần của tài liệu vu-tru-va-hoa-sen (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)